Delay là gì trong âm thanh? Chi tiết từ A-Z về mẹo sử dụng hiệu quả

Delay là thuật ngữ biểu hiện cho sự chậm trễ của các chuyến bay hay đơn giản hơn là lịch trình bị lùi lại so với thời gian dự kiến ban đầu. Thế nhưng, có rất nhiều người không biết rằng thuật ngữ này cũng được sử dụng trong lĩnh vực âm thanh. Vậy, delay là gì trong âm thanh? Vai trò như thế nào?....Cùng khám phá nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh

1. Delay là gì trong âm thanh?

Khi dịch ra tiếng Việt, từ Delay có nghĩa là chậm trễ, sự trì hoãn về mặt thời gian như thông báo đã được đưa ra trước đó. Trong lĩnh vực âm thanh, Delay mang một nghĩa hoàn toàn khác. Đây là một công cụ sản xuất âm nhạc mạnh mẽ nhất hiện nay trên thị trường. Đại đa số các hiệu ứng âm thanh mà chúng ta nghe được đều được tạo ra bằng cách sử dụng Delay.

Ví dụ như khi bạn hét trên đỉnh đồi, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của mình quay lại ngay sau đó với âm lượng giảm. Hiện tượng này được gọi là “echo” hồi. Hiện tượng tương tự khi được tái tạo một cách nhân tạo ở trong phòng thu được gọi là Delay.

Một ví dụ khác về sấm và sét trong cơn giông. Khi bạn thấy sét thì ngay lập tức sau đó bạn sẽ nghe thấy tiếng sấm. Sự chậm trễ trong âm thanh của tiếng sâm chính là Delay - khoảng thời gian giữa khi một cái gì đó xảy ra và khi nghe được.


>>>Chia sẻ Toàn tập về Reverb là gì và các thông tin chi tiết cần thiết


Giải đáp Delay trong âm thanh là gì?
Giải đáp Delay trong âm thanh là gì?
 

2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của Delay:

Thuật ngữ Delay xuất hiện từ rất sớm, khi mà các đài radio thuê mạng dây điện thoại phát ra một tín hiệu tới một khoảng cách xa rồi tín hiệu đó sẽ quay lại, lúc này sẽ tạo ra độ chậm chễ cài mili giây cho tín hiệu gốc. Sau đó sẽ mix tín hiệu trễ này với tín hiệu gốc để âm thanh trở nên rõ ràng hơn.

Đến đầu những năm 60, băng đĩa lên ngôi, các kỹ sư âm thanh đã thử nghiệm việc tạo ra Delay thông qua hệ thống ghi trễ trên băng từ. Với cách làm này sẽ giúp họ viết được một đoạn âm thanh lên chiếc băng từ, sau đó phát chiếc băng đó trong một chiếc máy có nhiều đầu đọc cách nhau. Điều này sẽ khiến cho việc đọc bị chậm trễ hơn với nhau giữa các đầu, sự chênh lệch này sẽ tạo ra Delay.

Để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết qua các thông tin dưới đây.
 

2.1. Tape Delay (Delay băng):

Khoảng những năm 1940, mọi người bắt đầu thử nghiệm các hệ thống Delay bằng băng địa từ tính (hệ thống ghi tính từ cuộn sang cuộn). Người ta nhận thấy rằng, việc thay đổi độ dài của vòng lặp, điều chỉnh đầu đọc và ghi, đã tạo ra các loại Delay khác nhau.

Đến năm 1950, Tape Delay (Delay băng) được phát triển và bán thương mại. Mặc dù việc lựa chọn và sử dụng các băng đĩa cơ bản để tạo ra Delay không phải là sự lựa chọn tốt nhất nhưng độ vang, độ dài của Delay đều dễ dàng điều chỉnh được. Các điều chỉnh vô cùng đơn giản, chỉ cần thay đổi khoảng cách giữa các đầu ghi băng và đầu phát lại.
 

Delay là một tính năng không thể thiếu trong âm thanh
Delay là một tính năng không thể thiếu trong âm thanh

 

2.2. Analog Delay (Delay tương tự):

Với sự “lên ngôi” của băng đĩa, vào đầu những năm 1950 các kỹ sư âm thanh đã thử nghiệm việc tạo ra Delay dựa trên một hệ thống ghi trễ lên băng từ. Cách làm này sẽ viết một đoạn âm thanh lên một chiếc băng từ, sau đó phát chiếc băng đó trong một máy có nhiều đầu đọc cách nhau khiến cho việc đọc trở nên trẻ hơn tại các đầu và tạo ra Delay thông qua sự chênh lệch âm thanh giữa các đầu đọc.

Ở một phát minh khác, để kết nối một đoạn âm thanh trên đoạn băng sau đó phát âm thanh này ngược lại với đầu ghi và ghi đè lên đoạn viết cũ. Kết quả cho được đoạn viết mới chậm hơn so với âm thanh gốc và tạo ra nhiều Delay lặp lại hơn.

Analog Delay chỉ phát triển mạnh mẽ đến những năm 1970, một số công ty chuyên làm về Analog Delay nổi tiếng trong thời kỳ này đó là:

  • Echoplex EP-2
  • Roland Space Echo
  • Vox Echomatic etc.

2.3. Digital Delay (Delay kỹ thuật số):

Sự xuất hiện của Digital Delay đã khiến cho Analog Delay mất đi “ngôi vị” của mình.Digital Delay sử dụng kỹ thuật số để tạo ra hiệu ứng Delay. Đây được coi là một phát minh đáng kinh ngạc tại thời điểm đó, việc vặn 1 núm xoay có thể tạo ra nhiều loại Delay khác nhau là điều không thể tin được.

Vào năm 1984, thương hiệu đình đám Boss đã tìm ra DD2 - bàn tạo Delay kỹ thuật số đầu tiên. Bàn tạo Delay này có bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số, đi vào bộ lưu trữ để lưu trữ tạm thời sau đó lặp lại một cách tùy chỉnh. Một số bàn tạo Delay nổi tiếng:

  • Boss DD-3
  • Ibanez DE-7
  • Lexicon PCM42
  • TC Electronic 2290

2.4. SoftWare Plugin (Phần mềm tạo Delay):

Digital Delay được sử dụng phổ biến đến năm 2000 thì phần mềm tạo Delay chính thức ra mắt mọi người. Cơ chế tạo Delay của nó là mô phòng âm thanh của thiết bị đắt điền bằng cách sử dụng các phần mềm rẻ tiền đáng kinh ngạc. Cùng với đó là các công ty như Lexicon đã tham gia vào thị trường, bắt đầu tạo ra các plugin, mô phỏng âm thanh của bàn tạo Delay. Bộ nhớ của hệ thống Delay khá dồi dào, tạo ra các Delay vô hạn và có thể kiểm soát các tham số nhiều hơn. Mặc dù Analog Delay và Digital Delay có kết cấu âm thanh nhất định nhưng lại không có plugin phần mềm mô phỏng nào nên chúng luôn có vị trí cao trên thị trường.

>>Hướng dẫn Cách kết nối điện thoại với Amply bằng dây cực đơn giản tại nhà

Delay không thể thiếu trong âm thanh vũ trường
Delay không thể thiếu trong âm thanh vũ trường

 

3. Cách sử dụng Delay trong âm thanh phổ biến nhất hiện nay:

Có rất nhiều cách sử dụng khác nhau cho các hiệu Delay, trong đó được lựa chọn sử dụng nhiều hơn cả là:

  • Slapback Delay: Là dạng Delay rất ngắn, thường chỉ là 1 lần Delay. Chúng được sử dụng chủ yếu trong nhạc guitar đồng quê, nhạc đỏ, nhạc vàng và nhạc blues.
  • Doubling Delay: Ưu điểm lớn nhất là tăng gấp đôi giọng hát của người hát, thường được sử dụng cho những ai có giọng hát không cao và khỏe.
  • Longer Delays: Kéo dài độ Delay của bài hát hoặc giọng ca sĩ, giúp ca sĩ  hát mượt và hay hơn.
  • Ping - pong Delay: Thường được sử dụng trong hệ thống âm thanh hội trường hay âm thanh nhà xưởng bởi đặc tính phù hợp với không gian rộng. Delay được set 2 kênh trái phải trong một lần lặp lại với Delay time khác nhau cho mỗi kênh, đem tới cảm giác chạy từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải.
     

4. Mẹo sử dụng Delay hiệu quả:

Khi làm việc với Delay, bạn cần phải chú ý một số điều sau đây:

  • Lựa chọn sử dụng các cài đặt trước sẽ giúp bạn có một khởi đầu tuyệt vời.
  • Nếu muốn sử dụng hiệu ứng Delay sáng tạo thì bạn nên thử với hiệu ứng Dub Delay để tự động hóa thời gian Delay.
  • Thời gian Delay trễ dưới 50 mili giây sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh xung quanh, phù hợp với những ai muốn chỉnh các dòng vang số cao cấp.
  • Sử dụng Delay khoảng 12ms, xoay cả tín hiệu khô và ướt cứng trái, cứng phải tạo ra hiệu ứng âm thanh nổi.
  • Trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh bản ghi thì hãy tự động hóa thông số khô/ướt.
  • Nên tăng Delay time khi bản phối nghe có vẻ tối vì sử dụng quá nhiều tiếng reverb.
  • Đặt thiết bị âm thanh trong môi trường thoáng mát, không ẩm ướt, khô ráo.
  • Vệ sinh thường xuyên để kéo dài tuổi thọ.
Hướng dẫn cách sử dụng Delay một cách thông minh nhất
Hướng dẫn cách sử dụng Delay một cách thông minh nhất

 

5. Một số khái niệm khác liên quan tới Delay:

  • Delay time: Là thời gian giữa tín hiệu gốc và tín hiệu Delay phát lại. Delay time tính bằng mili giây, nhưng trong phần mềm người ta thường quy định bởi tốc độ bài hát hay còn được biết đến với tên gọi là tempo (beat per second) và nối nhạc để tính toán.
  • Feedback: Quy định số lần lặp lại, feedback nhỏ nhất là 1.
  • Modulation: Là nơi bạn có thể thay đổi độ cao của nốt nhạc được đánh ra, hiệu ứng này sẽ giúp bạn tạo ra hiệu ứng Delay dày, chúng được sử dụng để tạo ra tiếng đồng ca (chorus) khi âm thanh trực tiếp kết hợp với bản sao của nó.
  • Level: Mức điều khiển âm lượng của các lần lặp lại.
  • Unit Switch: Công tắc đơn vị xác định độ trễ dựa trên nhịp độ trong chế độ bước bước hay chế độ trễ thời gian miễn phí/chế độ MS MS
  • Pan (cân bằng): Điều khiển pan giúp tạo ra hiệu ứng trễ sang phải hoặc sang trái.
  • Dry/Wet (Khô/ướt): Điều chỉnh sự cân bằng giữa tín hiệu âm thanh nguồn (khô) và hiệu ứng trễ (ướt).
 

6. Audio Hải Hưng - Đơn vị tư vấn, cung cấp Delay âm thanh uy tín:

Một trong những đơn vị uy tín, cung cấp dịch vụ tư vấn, lắp đặt các thiết bị Delay uy tín mà bạn không thể bỏ qua đó chính là Audio Hải Hưng bởi những lý do sau đây:

  • Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực lắp đặt các thiết bị âm thanh cho gia đình, hội nghị,....Với nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ đem tới cho khách hàng dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.
  • Quá trình thi công lắp đặt nhanh gọn, chính xác, thao tác chuyên nghiệp nên hạn chế được tối đa rủi ro.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, tinh thần làm việc trách nhiệm cao, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi phát sinh sự cố trong quá trình sử dụng.
  • Các thiết bị đều đảm bảo chất lượng, mới 100%, có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
  • Mức giá hợp lý, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp khách hàng sở hữu cho mình sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý.

Với các thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được Delay là gì trong âm thanh cũng như cách sử dụng hiệu quả, đơn giản. Để được báo giá và tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng hãy liên hệ tới hotline 0243.5627488 -0977060286 - 0932060286, nhân viên Audio Hải Hưng sẵn sàng hỗ trợ bạn.