Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường CHUẨN
Việc thiết kế hệ thống âm thanh hội trường đòi hỏi người thiết kế phải có kỹ năng nắm bắt và hiểu rõ về các kỹ thuật âm thanh và thông số các thiết bị từ đó lên cấu hình và phương pháp lắp đặt, bố trí loa sao cho hợp lý để đem lại một hệ thống âm thanh hội trường chuyên nghiệp.
Xem nhanh
1. Tiêu chuẩn âm thanh hội trường cơ bản:
Hệ thống âm thanh hội trường phải đáp ứng hàng loạt các tiêu chuẩn của giới chuyên gia về âm thanh đưa ra từ độ ồn, diện tích, khả năng tiêu âm, độ phủ âm thanh, độ lớn, tần số,… tuy nhiên các yếu tố đó là những yếu tố chuyên sâu dành cho người thiết kế hệ thống âm thanh hội trường.
Sau đây Audio Hải Hưng xin đưa ra một số tiêu chuẩn cho hội trường cơ bản như sau:
Sau đây Audio Hải Hưng xin đưa ra một số tiêu chuẩn cho hội trường cơ bản như sau:
- Hệ thống âm thanh phải hoạt động hết công năng, ổn định và an toàn
- Các loa, thiết bị âm thanh được bố trí khoa học đảm bảo thẩm mỹ và mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất và đạt tiêu chuẩn về độ phủ âm thanh
- Đảm bảo độ phủ âm thanh chuẩn, toàn bộ người nghe trong khán phòng tại mọi vị trí đều nghe rõ âm thanh, người ngồi gần không quá to, người ngồi xa thì không quá bé
- Các tạp âm, hú, rít được loại bỏ hoàn toàn hoặc tối đa
- Đảm bảo âm lượng đủ lớn và có thể sử dụng cho đa dòng nhạc, biểu diễn, ca hát
- Phải được trang bị hệ thống tiêu tán âm thanh để không bị âm thanh dội lại người nghe
Video test âm thanh tại hội trường cho Cục cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng
2. Diễn giải các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống âm thanh hội trường cơ bản:
2.1. Hệ thống âm thanh phải được phối ghép linh hoạt, đảm bảo hoạt động hết công năng:
Người thiết kế phải nắm rõ được các thông số kỹ thuật của thiết bị, khả năng tương thích với nhau để có thể phối ghép các thiết bị âm thanh với nhau tạo nên một hệ thống âm thanh hội trường và có khả năng tạo ra chất lượng âm thanh tốt nhất, khả năng tương thích giữa các thiết bị cực kỳ quan trọng nó là yếu tố chính để tạo nên chất lượng đầu ra âm thanh.
Các thiết bị phải được hoạt động hết công năng, đảm bảo thiết bị hoạt động đúng mục đích và đúng các thông số do nhà sản xuất đưa ra, không được làm sai lệch hoặc biến đổi làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh
Các thiết bị phải được hoạt động hết công năng, đảm bảo thiết bị hoạt động đúng mục đích và đúng các thông số do nhà sản xuất đưa ra, không được làm sai lệch hoặc biến đổi làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh
2.2. Tiêu chuẩn bố trí vừa lựa chọn loa cho hệ thống âm thanh hội trường:
Việc bố trí và lựa chọn loa cho hội trường cực kỳ quan trọng, loa được chia làm 3 loại, loa treo và loa đặt sàn hoặc loa đứng, tùy thuộc vào địa hình của công trình mà lựa chọn loa dạng nào cho hợp lý, thông thường vì yếu tố thẩm mỹ và diện tích rộng người ta hay sử dụng loa treo dạng Line Array.
Việc bố trí loa phải dựa vào thiết kế của hội trường mà người thiết kế hệ thống âm thanh sẽ dựa vào đó để bố trí loa sao cho hợp lý nhất và giúp người nghe ở trong hội trường có thể nghe được khi ngồi ở bất kỳ đâu trong hội trường, người ngồi gần sẽ không bị nhức tai, người ngồi xa sẽ không bị quá nhỏ.
Việc bố trí loa phải dựa vào thiết kế của hội trường mà người thiết kế hệ thống âm thanh sẽ dựa vào đó để bố trí loa sao cho hợp lý nhất và giúp người nghe ở trong hội trường có thể nghe được khi ngồi ở bất kỳ đâu trong hội trường, người ngồi gần sẽ không bị nhức tai, người ngồi xa sẽ không bị quá nhỏ.
Audio Hải Hưng lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường tại Đồng Kỵ - Bắc Ninh
Một vài nguyên tắc khi bố trí loa cần lưu ý:
- Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm.
- Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý.
- Đặt loa hướng về phía người nghe.
- Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.
- Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.
2.3. Độ phủ âm thanh:
Bố trí loa sẽ ảnh hưởng tới độ phủ của âm thanh, như đã đề cập ở trên bạn phải lựa chọn các vị trí đặt loa thích hợp để tạo ra khán phòng có thể nghe rõ âm thanh ở tại mọi vị trí.
Để có hệ thống âm thanh hội trường có độ phủ tốt bạn phải sử dụng loa chính và nhiều loa phụ vệ tinh khác nữa thì mới có thể mang đến độ phủ tốt nhất.
Để có hệ thống âm thanh hội trường có độ phủ tốt bạn phải sử dụng loa chính và nhiều loa phụ vệ tinh khác nữa thì mới có thể mang đến độ phủ tốt nhất.
2.4. Sử dụng các thiết bị để loại bỏ tạp âm, hú, rít:
Dù là bất kỳ hệ thống âm thanh hội trường nào thì việc xử lý tín hiệu âm thanh sao cho không bị hú, rít, và loại bỏ tối đa các tạp âm là việc không thể thiếu.
Bạn nên sử dụng thêm một số các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh, nó sẽ có chức năng loại bỏ các tạp âm, chống hú cực tốt.
Bạn nên sử dụng thêm một số các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh, nó sẽ có chức năng loại bỏ các tạp âm, chống hú cực tốt.
>>Audio Hải Hưng chia sẻ Cấu hình dàn âm thanh hội trường nhỏ 150 – 300m2 giá chỉ từ 50tr
Hệ thống âm thanh hội trường thiết kế chuyên nghiệp sử dụng đa mục đích
2.5. Hệ thống có thể phát đa dạng nhạc, dễ dàng tùy chỉnh:
Dễ dàng tinh chỉnh đầu ra âm thanh sao cho phù hợp với thể loại nhạc đang phát hoặc loại nhạc cụ đang chơi là điều không thể thiếu trong mỗi hệ thống âm thanh, để hệ thống thanh có thể sử dụng được cho nhiều nguồn nhạc khác nhau thì bạn phải sử dụng các thiết bị như Mixer, vang số, Equalizer,…
2.6. Hệ thống tiêu âm cho hệ thống âm thanh:
Hệ thống tiêu âm không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống âm thanh nào, đặc biệt đối với những phòng có không gian kín thì hệ thống tiêu âm luôn luôn là hệ thống số 1 được quan tâm.
Về phần này bạn nên tìm đến các đơn vị thiết kế tiêu tán âm hoặc đơn vị cung cấp thiết bị và lắp đặt âm thanh họ sẽ làm trọn gói phần này.
Về phần này bạn nên tìm đến các đơn vị thiết kế tiêu tán âm hoặc đơn vị cung cấp thiết bị và lắp đặt âm thanh họ sẽ làm trọn gói phần này.
3. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống âm thanh hội trường chuyên sâu:
Đối với hội trường đa năng có nghĩa là vừa tổ chức hội nghị vừa tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc, …phải đảm bảo thời gian âm vang tối ưu nhất. Không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội. Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.
Vì vậy khâu thiết kế trang âm rất quan trọng. Theo TCXDVN 355:2005, đối với hội trường đa năng thời gian âm vang tốt nhất được tính ở tần số 500Hz trở lên vào khoảng
Thời gian âm vang TTN tốt nhất cho các tần số 500Hz trở lên
Chú thích: 1. Các phòng có đàn organ; 2. Phòng hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng; 3. Nhà hát kịch nói; 4. Phòng hòa nhạc thính phòng; 5. Rạp chiếu phim; 6. Giảng đường, hội trườngĐối với các hội nghị, thuyết trình nghĩa là để nghe tiếng nói, độ rõ ( 70% đến 90%) là tiêu chuẩn cơ bản quyết định chất lượng âm thanh. Khi tiếng nói hiểu được rõ ràng, không giảm dần theo thời gian, người nghe không cảm thấy căng thẳng thì phòng được coi là có độ rõ tốt.
Đối với hội trường đa năng có tính chất quan trọng tại trụ sở Bộ công an, yêu cầu đặt ra là :
- Âm thanh phải rõ.
- Đủ mức âm tại các chỗ ngồi.
- Thời gian âm vang tương đối ngắn.
- Mức âm to gần như nhau ở mọi chỗ ngồi ( trường âm đều).
Để đảm bảo đạt đựơc các yêu cầu trên bắt buộc phải tuân theo một số nguyên tắc thiết kế cụ thể như dưới đây:3.1. Các tham số thiết kế cơ sở:
a. Vận tốc âm: ~ 340 m/s
b. Độ ẩm: 60% - 70%
c. Nhiệt độ: 20°C
d. áp suất: 1013 hPa
Một góc nhìn của hội trường
3.2. Độ ồn nền tốt nhất ≤ 50 dB.
3.3. Khi chuyển tải giọng nói qua loa, mức âm tái tạo tới thính giả được chọn để tính toán phải lớn hơn độ ồn nền ít nhất 10 dB đến 15 dB. Như vậy mức âm tại vị trí thính giả phải đạt tối thiểu 60 dB đến 65 dB, tham số tốt nhất sẽ là 85dB ± 5dB đối với tiếng nói (hội nghị, thuyết trình). Đối với âm nhạc, kịch nói là 95dB ± 5dB.
Mức âm này phải tương đối đồng đều tại mọi vị trí thính giả trong phạm vi tính toán (đối với tiếng nói). Đối với âm nhạc, còn tùy thuộc vào sắc thái tình cảm và các điểm nhấn, nhất là đối với chiếu phim.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, yêu cầu thiết kế sẽ dựa trên các tiêu chí bắt buộc đối với tiếng nói. Vì vậy một hệ thống âm thanh phân tán dùng các loa cột có hướng tính tốt sẽ được sử dụng.
3.3. Khi chuyển tải giọng nói qua loa, mức âm tái tạo tới thính giả được chọn để tính toán phải lớn hơn độ ồn nền ít nhất 10 dB đến 15 dB. Như vậy mức âm tại vị trí thính giả phải đạt tối thiểu 60 dB đến 65 dB, tham số tốt nhất sẽ là 85dB ± 5dB đối với tiếng nói (hội nghị, thuyết trình). Đối với âm nhạc, kịch nói là 95dB ± 5dB.
Mức âm này phải tương đối đồng đều tại mọi vị trí thính giả trong phạm vi tính toán (đối với tiếng nói). Đối với âm nhạc, còn tùy thuộc vào sắc thái tình cảm và các điểm nhấn, nhất là đối với chiếu phim.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, yêu cầu thiết kế sẽ dựa trên các tiêu chí bắt buộc đối với tiếng nói. Vì vậy một hệ thống âm thanh phân tán dùng các loa cột có hướng tính tốt sẽ được sử dụng.
3.4. Chọn loại loa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cơ bản như sau:
- Tiếng nói với dải tần cơ bản 500 Hz đến 5 kHz
- Âm nhạc với dải tần cơ bản 100 Hz đến 10 kHz
>>>Bạn đừng bỏ lỡ Top 5 bộ dàn âm thanh hội trường nhỏ với chi phí giá rẻ nhất 2020
Hội trường đúng theo tiêu chuẩn
3.5. Sử dụng tham số góc mở búp sóng của loa tại tần số 1 kHz, 2 kHz và 4 kHz ( theo dữ liệu kỹ thuật của hãng sản suất loa ) để tính toán vùng phủ sóng âm cho vị trí thính giả.
3.6. Mức âm để tính toán đảm bảo nghe rõ tại vị trí thính giả được khuyến cáo là khoảng 80 - 85dB và được tính ở độ cao từ 1,2 m đến 1,5 m so với mặt nền tại vị trí thính giả.
3.7. Độ rõ yêu cầu RASTI tại mặt bằng nghe (1,2 - 1,5m)
3.6. Mức âm để tính toán đảm bảo nghe rõ tại vị trí thính giả được khuyến cáo là khoảng 80 - 85dB và được tính ở độ cao từ 1,2 m đến 1,5 m so với mặt nền tại vị trí thính giả.
3.7. Độ rõ yêu cầu RASTI tại mặt bằng nghe (1,2 - 1,5m)
Độ rõ tối thiểu : 0.45
Độ rõ tốt nhất: 1
3.8. Mức âm trực tiếp đến tai thính giả được tính theo công thức cơ bản sau:
Trong đó:
- SPL1.1: Thanh áp của loa tại 1m với công suất 1 W
- Pel: Công suất điện của loa tại thời điểm tính toán.
- r: Khoảng cách từ loa tới vị trí tính toán.
3.9. Biểu đồ tính thanh áp (dB) theo sự biến thiên công suất:
Độ rõ tốt nhất: 1
3.8. Mức âm trực tiếp đến tai thính giả được tính theo công thức cơ bản sau:
Trong đó:
- SPL1.1: Thanh áp của loa tại 1m với công suất 1 W
- Pel: Công suất điện của loa tại thời điểm tính toán.
- r: Khoảng cách từ loa tới vị trí tính toán.
3.9. Biểu đồ tính thanh áp (dB) theo sự biến thiên công suất:
3.10. Biểu đồ tính suy hao thanh áp theo khoảng cách:
3.11. Việc tính mức âm, độ rõ tại vị trí thính giả và một số tham số khác có thể được tính theo các công thức rời rạc hoặc bằng phần mềm âm học chuyên dụng EASE ( Electro Acoustic Simulato for Engineers).
Audio Hải Hưng là đơn vị có 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thiết kế hệ thống âm thanh hội trường, với nền tàng kinh nghiệm đã lắp đặt cho nhiều công trình lớn nhỏ trên cả nước, Hải Hưng tự tin khẳng định thương hiệu và cam kết sẽ mang lại cho quý khách một hệ thống âm thanh hội trường chuyên nghiệp, quý khách cần tư vấn thiết kế hoặc giải pháp hãy liên hệ với Audi Hải Hưng để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ với Hải Hưng:
Văn phòng : LK24-No08, Khu đất dịch vụ 20A-20B, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.5627488 - 0977060286 - Hotline 24/24: 0932060286
Văn phòng : LK24-No08, Khu đất dịch vụ 20A-20B, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.5627488 - 0977060286 - Hotline 24/24: 0932060286