Giải đáp toàn bộ thắc mắc: Âm thanh phát ra từ đâu, có những loại nào?
1. Âm thanh phát ra từ đâu?
Để biết âm thanh phát ra từ đâu thì chúng ta phải biết khái niệm âm thanh là gì? Theo đó, âm thanh là hiện tượng vật lý sóng cơ học, được tạo ra bởi sự biến đổi vị trí, dao động qua lại của các thành phần trong vật chất và khiến nó lan truyền đi như sóng.
Từ tính chất này, âm thanh phát ra nhờ vật thể rung động như sóng. Sự rung động này làm cho các thành phần làm nên vật chất chuyển động trong không khí và mọi chất liệu, sau đó chúng di chuyển, va chạm với nhau tạo thành chuỗi dao động đến khi va đập vào màng nhĩ. Lúc này màng nhĩ bị tác động nên làm rung theo đúng nhịp dao động của vật thể từ đó kích thích đến bộ não con người, từ đó con người có thể nghe được tiếng động phát ra của vật thể đó.
Tuy nhiên, không phải âm thanh nào phát ra con người cũng có thể nghe được. Thông thường, thính giác của con người chỉ nghe được âm thanh dao động trong tần số từ khoảng 20Hz - khoảng 20kHz.
Âm thanh là dạng sóng cơ học
2. Có những loại âm thanh nào?
Âm thanh có rất nhiều loại khác nhau, nó phụ thuộc vào tai nghe và cảm nhận âm thanh của mỗi người. Tuy nhiên, trong đó có 7 loại âm thanh cơ bản nhất mà bạn cần biết đó là:
2.1. Âm thanh Stereo
Âm thanh Stereo hay còn được gọi là âm thanh nổi. Đây là loại âm thanh có phần giao thoa giữa ít nhất 2 nguồn âm khác nhau, được phân bổ từ trái sang phải hoặc ngược lại.
2.2. Âm thanh Monophonic
Âm thanh Monophonic hay còn gọi tắt là âm thanh Mono, âm thanh đơn kênh. Đây là loại âm thanh chỉ được phát ra từ một nguồn âm tại một địa điểm cố định.
Sự khác nhau giữa âm thanh Stereo và âm thanh Mono
2.3. Âm thanh Surround
Đây là loại âm thanh lập thể, có thể mô tả lại những nguồn âm thanh xung quanh, từ nhiều hướng khác nhau. Điều này giúp người nghe cảm nhận được âm thanh chân thực nhất, đặc biệt là khi xem phim hoặc nghe nhạc.
2.4. Âm thanh 4 kênh rời và Quadraphonic
Âm thanh 4 kênh rời và Quadraphonic là 2 sự phát triển trong âm thanh để giải đáp giới hạn của âm thanh Stereo. Trong đó, âm thanh 4 kênh rời phải có 4 Amply giống nhau nên rất tốn chi phí. Âm thanh Quadraphonic sẽ đáp ứng âm thanh thật và rẻ hơn nhờ kỹ thuật Quad. Âm thanh Quadraphonic hoạt động theo quy tắc mã hóa thông tin từ 4 kênh xuống 2 kênh.
2.5. Âm thanh vòm Dolby Surround
Loại âm thanh này hoạt động theo phương pháp mã hóa 4 kênh thông tin (trái trước, trung tâm, trái sau, đằng sau) xuống 2 kênh tín hiệu. Âm thanh này giúp cho người nghe cảm nhận được âm thanh cân bằng với nguồn âm được phát chính từ kênh trái và phải.
2.6. Âm thanh Dolby Pro Logic
Dolby Pro Logic là loại âm thanh được tích hợp bộ giải mã nhằm phân biệt và định vị rõ ràng nguồn âm thanh nhờ phương pháp tăng biên độ các âm. Từ đó, nguồn âm đến tai người nghe sẽ được thể hiện rõ ràng, chân thực sát với thực tế hơn.
2.7. Âm thanh Dolby Digital
Loại âm thanh này có 6 kênh riêng biệt. Trong đó nó hỗ trợ 5 kênh độc lập cho loa toàn dải, kênh thứ 6 hỗ trợ tần số thấp cho loa siêu trầm. Nhờ cách thức hoạt động này nên Dolby Digital có thể hỗ trợ tối đa 5.1 kênh.
Công nghệ âm thanh Dolby Digital được ứng dụng nhiều trong rạp chiếu phim, thiết bị gia đình, trò chơi điện tử…
Ngoài ra, âm thanh còn được con người biết thông qua dạng nghe được, không nghe được và dạng sóng. Trong đó, đa số biết đến dạng sóng nhiều hơn với 3 loại là:
- Sóng siêu âm (Ultrasonic Waves) có tần số cao hơn 20.000Hz, cao hơn phạm vi nghe được của con người.
- Sóng âm vùng trung tần (Audible Sound Waves) có tần số nằm trong khoảng từ 20Hz - 20.000Hz, trong phạm vi nghe được của con người.
- Sóng hạ âm (Infrasonic Waves) có tần số thấp hơn 20Hz, thấp hơn phạm vi nghe được của con người.
3. Một số khái niệm liên quan đến âm thanh
- Tần số âm thanh là sự dao động tuần hoàn, biểu thị độ cao của âm thanh mà con người có thể nghe được trong khoảng 20Hz – 20.000Hz.
- Áp suất âm thanh hay còn được gọi là thanh áp. Âm thanh truyền đến đâu sẽ làm thay đổi áp suất không khí đến đó.
- Công suất âm thanh là năng lượng âm thanh qua 1 diện tích S trong một thời gian giây, là công suất của lực âm thanh trên bề mặt của môi trường truyền sóng âm thanh. Công suất âm thanh được tính bằng công thức: P = psv (Trong đó p là áp suất âm thanh, v là tốc độ dao động của phần tử không khí, s là diện tích, đơn vị tính là oát (W)).
- Cường độ âm thanh là công suất âm thanh đi qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Cường độ âm thanh được tính theo công thức: I = pv (theo đơn vị tính W/m2). Áp suất âm thanh, công suất âm thanh và cường độ âm thanh tỷ lệ thuận với nhau.
- Cao độ âm thanh là độ cao thấp của âm thanh, tỉ lệ thuận với tần số dao động của âm thanh.
- Mật độ âm thanh là độ dày đặc của âm thanh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định độ trung thực của âm thanh, phụ thuộc nhiều vào nguồn điện cung cấp.
- Âm sắc là sắc thái của âm thanh, nó tạo nên sự khác nhau của nguồn âm dù cùng cao độ, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như không gian, nguồn điện…
- Âm trường tạo độ rộng cho không gian âm thanh, mang lại độ âm vang. Âm hình thể hiện chiều sâu của âm thanh, có nhiều lớp âm. Hai loại âm này quyết định tính chân thật của âm thanh.
Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất về âm thanh là gì, âm thanh phát ra từ đâu, có những loại âm thanh nào… mà Audio Hải Hưng cung cấp đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về các khái niệm này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Audio Hải Hưng theo hotline 0932060286 hoặc website https://lapdatamthanh.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất.