Audiophile là gì?
Audiophile là gì? - Chắc hẳn câu hỏi này rất nhiều bạn sẽ thắc mắc, sau đây chúng tôi xin cùng các bạn chia sẻ về Audiophile trong âm thanh nhé
Xem nhanh
Âm thanh trung thực là sao?”
Là tái tạo lại âm thanh giống như âm thanh gốc nhất.
Ví dụ nôm na là nếu nhắm mắt lại, nghe thấy tiếng động phát ra mà không nhận ra được đó là từ dàn máy phát ra hay từ tiếng động thật phát ra thì có thể nói đó là phát ra âm thanh trung thực.
Làm sao có được âm thanh trung thực?
Đơn giản là bỏ tiền túi ra để sở hữu một dàn âm thanh tốt. Những tay audiophile có đặc điểm chung là luôn cố gắng tìm tòi và phối ghép những thiết bị phát âm sao cho những thiết bị này phát ra loại âm thanh gần như là trung thực nhất.
“Có loại dàn máy phát ra được những âm thanh đó sao?”
Những loại dàn máy sản xuất ra để phục vụ cho các audiophile như trên có giá trị rất chuẩn mực. Từ quá trình nghiên cứu, hình thành việc sản xuất, sự chặt chẽ trong quy trình... khiến giá trị của hệ thống rất đắt tiền. Đến một mức độ nào đó, người ta có thể gọi hệ thống đó là "hi-end audio".
Hi-end là gì?
“Hi-end”: High-end. Từ hi-end để diễn tả một “giới hạn về sự tuyệt đỉnh”, nôm na giống như với Thiên đàng của người Công giáo hay Niết bàn của Phật giáo.
Đối với một audiophile, sự khiêm tốn là cần thiết và có thừa nên ít khi nào họ dám mạnh miệng tuyên bố hệ thống của họ là hi-end.
Có vài đĩa CD Việt, hay vài quán cà phê Việt, ghi trên nhãn hay tên hiệu là “Hi-end”, điều này gây bất bình với dân chơi về sự thiếu khiêm tốn cũng như hiểu biết của họ.
“Giới audiophile có chia thành nhiều phái hay không?”.
Dĩ nhiên là có. Đủ loại trường phái. Vài ví dụ tiêu biểu:
Phân loại theo thể loại nhạc: Tùy theo thể loại nhạc, chia ra thành các trường phái: phái nghe nhạc tiết tấu nhanh (pop, rock, classic, new-age …) hay phái nghe nhạc tiết tấu chậm (vocals, blues, jazz… cả nhạc vàng cũng thuộc tiết tấu chậm)
Phân loại theo thiết bị: Dân chơi thường sắm một bộ dàn phủ hợp với yêu cầu của họ: chơi theo trường phái “analog” hay “digital” (thường với đầu phát); “tubes” hay “bán dẫn” (thường với amplifier hay pre-amp); chơi “loa kèn” hay loa “củ” thông thường, loa “mành”, loa “kim loại”… rất phức tạp. Nhưng thường một audiophile đã theo thiết bị nào thì khó thay đổi sang trường phái khác.
Phân loại theo nguồn chơi: đa số dân chơi sưu tầm thiết bị âm thanh có sẵn của các hãng âm thanh có tên tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, có một số đông không kém theo trường phái tự lắp ráp, gọi là hàng “đai” (DIY, viết tắt của cụm từ Do it yourself).
Trường phái DIY dễ đạt được mục đích "tự mãn" với lỗ tai, nhưng thường bị chê là “ít giá trị”. Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt có những bộ dàn DIY rất khổng lồ, mang giá trị tiền bạc và công sức rất lớn.
Là tái tạo lại âm thanh giống như âm thanh gốc nhất.
Ví dụ nôm na là nếu nhắm mắt lại, nghe thấy tiếng động phát ra mà không nhận ra được đó là từ dàn máy phát ra hay từ tiếng động thật phát ra thì có thể nói đó là phát ra âm thanh trung thực.
Làm sao có được âm thanh trung thực?
Đơn giản là bỏ tiền túi ra để sở hữu một dàn âm thanh tốt. Những tay audiophile có đặc điểm chung là luôn cố gắng tìm tòi và phối ghép những thiết bị phát âm sao cho những thiết bị này phát ra loại âm thanh gần như là trung thực nhất.
“Có loại dàn máy phát ra được những âm thanh đó sao?”
Những loại dàn máy sản xuất ra để phục vụ cho các audiophile như trên có giá trị rất chuẩn mực. Từ quá trình nghiên cứu, hình thành việc sản xuất, sự chặt chẽ trong quy trình... khiến giá trị của hệ thống rất đắt tiền. Đến một mức độ nào đó, người ta có thể gọi hệ thống đó là "hi-end audio".
Hi-end là gì?
“Hi-end”: High-end. Từ hi-end để diễn tả một “giới hạn về sự tuyệt đỉnh”, nôm na giống như với Thiên đàng của người Công giáo hay Niết bàn của Phật giáo.
Đối với một audiophile, sự khiêm tốn là cần thiết và có thừa nên ít khi nào họ dám mạnh miệng tuyên bố hệ thống của họ là hi-end.
Có vài đĩa CD Việt, hay vài quán cà phê Việt, ghi trên nhãn hay tên hiệu là “Hi-end”, điều này gây bất bình với dân chơi về sự thiếu khiêm tốn cũng như hiểu biết của họ.
“Giới audiophile có chia thành nhiều phái hay không?”.
Dĩ nhiên là có. Đủ loại trường phái. Vài ví dụ tiêu biểu:
Phân loại theo thể loại nhạc: Tùy theo thể loại nhạc, chia ra thành các trường phái: phái nghe nhạc tiết tấu nhanh (pop, rock, classic, new-age …) hay phái nghe nhạc tiết tấu chậm (vocals, blues, jazz… cả nhạc vàng cũng thuộc tiết tấu chậm)
Phân loại theo thiết bị: Dân chơi thường sắm một bộ dàn phủ hợp với yêu cầu của họ: chơi theo trường phái “analog” hay “digital” (thường với đầu phát); “tubes” hay “bán dẫn” (thường với amplifier hay pre-amp); chơi “loa kèn” hay loa “củ” thông thường, loa “mành”, loa “kim loại”… rất phức tạp. Nhưng thường một audiophile đã theo thiết bị nào thì khó thay đổi sang trường phái khác.
Phân loại theo nguồn chơi: đa số dân chơi sưu tầm thiết bị âm thanh có sẵn của các hãng âm thanh có tên tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, có một số đông không kém theo trường phái tự lắp ráp, gọi là hàng “đai” (DIY, viết tắt của cụm từ Do it yourself).
Trường phái DIY dễ đạt được mục đích "tự mãn" với lỗ tai, nhưng thường bị chê là “ít giá trị”. Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt có những bộ dàn DIY rất khổng lồ, mang giá trị tiền bạc và công sức rất lớn.