10 bước thiết kế phòng nghe nhạc gia đình đẹp, âm thanh CHUẨN

Thiết kế phòng nghe nhạc gia đình đạt chuẩn về cả không gian lẫn chất lượng âm thanh luôn là “bài toán” khó đối với nhiều gia chủ. Vị trí đặt thiết bị trong phòng nghe ra sao? Cách xử lý cách âm như thế nào? Các mẫu phòng nghe nhạc nào đang là xu hướng trong năm? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết qua nội dung bên dưới.

Xem nhanh

1 - Đặc trưng của phòng nghe nhạc gia đình đạt chuẩn:

Đặc trưng của phòng nghe nhạc gia đình đạt chuẩn
Đặc trưng của phòng nghe nhạc gia đình đạt chuẩn
 

Thiết kế phòng nghe nhạc, xem phim đạt “chuẩn” cần đáp ứng đủ những yếu tố sau đây.

  • Diện tích phòng nghe nhạc: Rộng 4.8 m, dài 7m. Trần nhà cao và thoáng đãng
  • Trải thảm trên sàn nhằm hấp thu sóng âm có tần số cao, giảm nguy cơ bị “rung âm” trong phòng
  • Treo một tấm màn mỏng ở phía trước tường, khu vực trước cửa sổ cũng thực hiện tương tự
  • Đặt vật liệu hấp thụ âm thanh ở đằng sau lưng người nghe để tránh âm phản xạ dội ngược vào tai
  • Vị trí đặt hệ thống xử lý âm thanh nên đặt đẳng sau loa
  • Thiết kế một số vùng “thiếu sáng” trong phòng để hạn chế nhịp độ rung của âm thanh có tần số thấp
 

2 - Vị trí đặt thiết bị âm thanh trong phòng nghe nhạc gia đình:

Đặt sai vị trí các thiết bị hỗ trợ trong phòng nghe nhạc gia đình sẽ làm giảm chất lượng âm thanh xuống mức thấp nhất, mang đến những trải nghiệm không tốt cho người nghe.
 

2.1 - Vị trí đặt dàn loa nghe nhạc:

Vị trí đặt dàn loa nghe nhạc
Vị trí đặt dàn loa nghe nhạc
 

Đối với phòng nghe nhạc 15m2, các mẫu loa nghe nhạc sẽ đặt cách nhau tầm 3m, khoảng cách giữa loa và người nghe là 3.5 m. Tùy vào kích thước và kiểu dáng loa mà vị trí kê đặt thiết bị sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, loa nghe nhạc cần tuân thủ một số yêu cầu chung như sau:

  • Loa nên đặt xa tường để tránh dội âm bass
  • Đeo thử tai nghe để kiểm tra xem khoảng cách giữa dàn loa đã ổn chưa
  • Loa nghe nhạc cần hướng về vị trí của người ngồi
  • Tâm màng loa cao ngang ngực người nghe
  • Sau lưng người ngồi có càng nhiều khoảng trống càng tốt
 

2.2 - Vị trí đặt bộ âm ly:

Loa và âm ly kết nối với nhau bằng dây loa. Độ dài dây loa tỷ lệ thuận với tiết diện dây thì mới đảm bảo tốt chất lượng âm thanh. Đối với mẫu dây loa có độ dài < 5m, tiết diện dây rơi vào 1.5 mm2. Trong trường hợp ngược lại, tiết diện dây là 2.5 mm2. 
 

2.3 - Vị trí đặt một số thiết bị âm thanh khác:

Vị trí đặt một số thiết bị âm thanh khác
Vị trí đặt một số thiết bị âm thanh khác
 

Người ta thường bố trí âm ly, đầu nghe nhạc, bộ lọc âm thanh karaoke và một số thiết bị khác trong tủ trang trí bằng gỗ hoặc kính. Tủ đựng thiết bị âm thanh nên để kê ở giữa phòng. Trong quá trình sử dụng phòng nghe nhạc, gia chủ nên mở cánh cửa tủ để không làm nóng các thiết bị.

Thiết kế phòng nghe nhạc sang trọng được thể hiện qua cách bố trí loa đài, amply. Phía trên tủ gỗ đặt tivi, loa nghe nhạc đặt ở 2 bên. Dàn âm thanh cách bờ tường sau khoảng 1m, cách vị trí người nghe 3m.
 

3 - 10 tiêu chí thiết kế phòng nghe nhạc gia đình cần tuân thủ:

Khi tự mình thiết kế phòng nghe nhạc, gia chủ nên lưu ý một số nguyên tắc sau đây.
 

3.1 - Xử lý cách âm phòng nghe nhạc:

Xử lý cách âm phòng nghe nhạc
Xử lý cách âm phòng nghe nhạc
 

Để không làm phiền tới người khác, bạn cần trang bị các chất liệu cách âm cho phòng nghe nhạc gia đình. Ngoài việc xử lý về mặt kiến trúc, bạn có thể sử dụng rèm che hoặc một số vật dụng có khả năng hút âm để làm giảm tiếng ồn.
 

3.2 - Xử lý tiêu âm phòng nghe nhạc:

Giải pháp khắc phục tốt nhất cho hiện tượng méo tiếng là sử dụng các vật liệu tiêu âm phòng nghe nhạc. Ở phía 2 bên tường đừng nên để trống, bạn có thể trang trí thêm hộp tán âm hoặc tủ sách ở đây. Vị trí mút tiêu âm được đặt sau dàn loa và dùng thêm mousse cách âm dán lên trần. 
 

3.3 - Hạn chế “rung chấn” làm ảnh hưởng tới chất lượng thiết bị phát:

Những thiết vị đầu đĩa CD/DVD cần đặt cách xa nguồn phát nhạc để tránh hiện tượng “rung chấn” âm thanh. Hiện tượng này sẽ tạo ra nguồn sóng âm làm nhiễu âm thanh, nghe tiếng rất chói tai và khó chịu.
 

3.4 - Vị trí ngồi nghe và không gian biểu diễn phù hợp:

Vị trí ngồi nghe và không gian biểu diễn phù hợp
Vị trí ngồi nghe và không gian biểu diễn phù hợp
 

Vị trí ngồi nghe lý tưởng nhất là khu vực có cường độ âm thanh phát ra từ loa đến tai người ngồi lớn hơn hoặc bằng sóng âm phản xạ lại từ tường, trần và sàn nhà. Cách tiếp cận âm thanh dễ dàng, hiệu quả nhất là người nghe di chuyển dần từ vị trí ngồi lên đến loa. Khi đó, người nghe sẽ nhận thức rõ hơn về độ rộng và chiều sâu của không gian biểu diễn.
 

3.5 - Giảm hiện tượng chói gắt ở dải cao:

Khi tiếng treble bị chói gắt, bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách dùng thảm lót sàn hoặc tránh sử dụng bộ loa bass reflex khi thiết kế phòng nghe nhạc gia đình có diện tích khiêm tốn. Chiều cao tương quan giữa loa treble và người nghe cũng cần được quan tâm. Loa treble cần cao ngang tai người nghe.

 

3.6 - Tránh kê loa âm thanh song song cạnh tường:
 

Tránh kê loa âm thanh song song cạnh tường
Tránh kê loa âm thanh song song cạnh tường
 

Loa nghe cần hướng về phía người ngồi khoảng 15 độ. Không nên kê loa song song cạnh tường vì dễ tạo nên hiện tượng cộng hưởng. Khi cần kiểm tra thông số kỹ thuật của dàn loa nghe nhạc, các chuyên gia đều đặt loa lệch một góc 15 độ so với micro test.
 

3.7 - Giảm trầm loa bass reflex:

Nếu bass reflex có lỗ hơi đẳng sau bị dư, bạn nên dùng mút xốp hoặc một tấm vải chèn ở lỗ hơi. Cách khắc phục này giúp giảm 30 – 50 Hz cổng hưởng thùng loa.
 

3.8 - Khoảng cách từ 2 loa đến người nghe cần bằng nhau:

Khoảng cách từ người xem đến 2 loa cần bằng nhau. Mục đích của nguyên tắc này là mang đến hiệu ứng âm thanh chất lượng, không gian biểu diễn hiệu quả. Nếu trong phòng nghe có dùng thảm, bạn nên đánh dấu vị trí dàn loa bằng bút lông để không phải tìm lại sau khi vệ sinh phòng.
 

3.9 - Kiểm tra độ cộng hưởng trong phòng:

Kiểm tra độ cộng hưởng trong phòng
Kiểm tra độ cộng hưởng trong phòng
 

Để biết được việc xử lý âm học phòng nghe đã tốt chưa, bạn chỉ cần vỗ tay. Tiếng vỗ tay kéo dài đồng nghĩa với việc phòng nghe nhạc chưa được xử lý tiêu âm hiệu quả.
 

3.10 - Hạn chế được thiết bị âm thanh gần tường:

Một trong những nguyên tắc phổ biến khi thiết kế phòng nghe nhạc gia đình là tránh xa vị trí bờ tường. Bộ loa, âm ly cần kê đặt ở khu vực thông thoáng, không bị chật chội nhằm tránh gây nên hiện tượng cộng hưởng.

Vị trí ngồi nghe cũng không nên quá gần tường, nên cách tối thiểu 1m. Khi nghe nhạc mà ngồi sát tường sẽ làm mất đi sự chân thực, sống động của âm thanh. 
 

4 - Những mẫu phòng nghe nhạc đẹp, sang trọng hiện nay:

Dưới đây là một số mẫu phòng nghe nhạc đẳng cấp được ưa chuộng hiện nay. Mong rằng các hình ảnh này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng thú vị khi bố trí phòng nhạc cho gia đình.

Mẫu phòng nghe nhạc gia đình hiện đại
Mẫu phòng nghe nhạc gia đình hiện đại
 

Mẫu phòng nghe nhạc đẳng cấp bằng gỗ
Mẫu phòng nghe nhạc đẳng cấp bằng gỗ
 

Mẫu phòng nghe nhạc cho gia đình cổ điển
Mẫu phòng nghe nhạc cho gia đình cổ điển
 

Mẫu phòng nghe nhạc gia đình sống động
Mẫu phòng nghe nhạc gia đình sống động
 

Mẫu phòng nghe nhạc gia đình đồng quê
Mẫu phòng nghe nhạc gia đình đồng quê
 

Mẫu phòng nghe nhạc gia đình sang trọng
Mẫu phòng nghe nhạc gia đình sang trọng
 

Mẫu phòng nghe nhạc gia đình kết hợp quầy bar
Mẫu phòng nghe nhạc gia đình kết hợp quầy bar
 

Mẫu phòng nghe nhạc phá cách
Mẫu phòng nghe nhạc phá cách
 

5. Audio Hải Hưng - Nhận thi công phòng nghe nhạc gia đình:

Với nền tảng kinh nghiệm 10 năm và đã triển khai thiết kế và thi công trọn gói hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên cả nước, Hải Hưng tự tin có thể đem đến cho quý khách hàng một phòng chiếu phim gia đình chuyên nghiệp, Hải Hưng có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của quý khách với giải pháp đa dạng, trang thiết bị hiện đại, cao cấp đáp ứng được nhiều yêu cầu của quý khách.

Đội nghĩ kỹ sư am hiểu sâu từng thiết bị giúp bạn lên được giải pháp hệ thống trang thiết bị cao cấp, chuyên nghiệp cùng với đội ngũ kỹ thuật lắp đặt chính xác đảm bảo an toàn cho thiết bị và người, tự tin có thể triển khai lắp đặt những vị trí khó và đòi hỏi yêu cầu cao. Audio Hải Hưng luôn sẵn sàng đợi quý khách liên hệ và chúng tôi sẽ đến tại nhà của bạn để tư vấn và khảo sát.


 

5 - Một số câu hỏi thường gặp khi thiết kế phòng nghe nhạc gia đình:

Chúng tôi đã tổng hợp lại một số thắc mắc thường gặp trong quá trình thiết kế phòng nghe nhạc mà phần lớn ai cũng mắc phải.

  • Làm tiêu âm xong bên ngoài có nghe thấy tiếng nhạc không?

Câu trả lời là có, xử lý tiêu âm chỉ làm giảm áp lực âm thanh chứ không thể cách âm giữa hai môi trường khác nhau.

  • Tiêu âm có làm tiếng bass bị mỏng không?

Xử lý tiêu âm đúng chuẩn giúp âm bass trở nên mượt, đầy đặn và rõ ràng hơn

  • Xử lý tiêu âm phòng nhạc chỉ bằng mút tiêu âm có được không?

Dùng mút tiêu âm chỉ phù hợp cho sóng âm từ 300 Hz trở lên. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tiêu âm cao nhất, bạn cần tính toán đến vị trí ngồi, bố cục phòng nghe nhạc,...

Trên đây là những tiêu chí thiết kế phòng nghe nhạc gia đình đến từ các chuyên gia âm thanh. Hy vọng nội dung lần này đã mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích, giúp bạn bố trí một phòng nghe nhạc cao cấp ngay tại nhà thật đơn giản và nhanh chóng.