Tần số âm thanh là gì? Cách lựa chọn loa theo tần số âm thanh

Tần số âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của các thiết bị âm thanh như loa, cục đẩy công suất, amply. Bởi tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người nghe nhạc. Vậy, tần số âm thanh là gì? Cách lựa chọn loa dựa dải tần số âm thanh như thế nào? Tất cả sẽ được Audio Hải Hưng giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.
Xem nhanh

1. Tần số âm thanh là gì?

Tần số âm thanh được viết tắt là AF, còn có tên gọi khác là tần số mà con người nghe được. Đây là một đại lượng đặc trưng bởi sự rung động tuần hoàn và con người có thể nghe thấy được. Chẳng hạn, dài tần số âm thanh mà con người nghe được từ 20Hz- 20kHz thì dao động mà con người nghe được đó là từ 20-20.000 lần/giây.

Tần số âm thanh là đại lượng quyết định đến độ cao. Đơn vị đo của tần số âm thanh là héc (Hz). Tấn số dao động càng lớn khi m phát ra càng cao (càng bổng) và ngược lại khi tần số dao động càng nhỏ thì m phát ra càng thấp (càng trầm). Dải tần số âm thanh xuất hiện rất nhiều trong các thiết bị âm thanh, phản ánh được phần nào chất lượng âm thanh đầu ra.

1.1. Biểu đồ tần số âm thanh

Dải tần số âm thanh mà con người nghe được từ 20Hz - 20kHz. Tần số âm thanh con người phát ra từ 250 - 4000Hz. Tần số các con vật như chó nghe được khoảng 40kHz. Biểu đồ tần số âm thanh được chia thành 10 quãng 8, bao gồm: 20Hz - 40Hz, 80Hz - 160Hz, 40Hz -80Hz, 160Hz-320Hz, 320-625, 625-1250, 1250-2500, 5000-10kHZ, 10kHZ-20kHz, 2500kHz - 5000 kHz.

Biểu đồ tần số âm thanh
Biểu đồ tần số âm thanh

1.2. Bảng tần số âm thanh con người nghe được

Tần số âm thanh (Hz)

Quãng tám

Mô tả

16 - 32 Hz

Thứ nhất

Dải tần số âm thanh nằm dưới ngưỡng con người nghe được, nốt thấp nhất ở đàn đại phong cầm.

32 - 512 Hz

Thứ 2-5

Xuất hiện ở giọng nam trầm nhất

512 - 2048 Hz

Thứ 6-7

Ngưỡng giọng nói của con người

2048 - 8192 Hz

Thứ 8-9

Giọng nữ cao

8192 - 16384 Hz

Thứ 9-10

Tiếng to chói tai như âm thanh báo động, chuông

16384 - 32768 Hz

Thứ 11

Dải tần vượt trên ngưỡng nghe của con người

 

2. Có các dải tần số âm thanh nào trên loa?

Dải tần số âm thanh trên loa được chia làm 3 loại, đó là:

2.1. Dải tần số âm thanh thấp (dải bass)

Dải bass còn có tên gọi khác là dải âm trầm. Đây là dải tần số âm thanh thường xuyên bị đánh giá sai bởi thường bị nhầm lẫn giữa độ sâu và cường độ của dải bass. Những người mới vào nghề thường rất hay nhầm lẫn nên cần phải chú ý và cảm nhận khi nghe.

Loa được đánh giá là có dải bass tốt là khi chúng có thể tái tạo được những tần số cực kỳ thấp, dải âm trầm xuống được rất sâu. Dù sử dụng ở mức âm lượng lớn thì tiếng loa phát ra vẫn rất chắc, khỏe và không bị rền, nặng. 

Dải tần số âm thanh thấp (dải bass)
Dải tần số âm thanh thấp (dải bass)

Chẳng hạn như loa sub có khả năng tái tạo được dải tần số âm thanh thuộc low bass nhưng các loại loa âm trần cao cấp thì chỉ có thể tái tạo được từ dải bass trở đi.

Dải tần số âm thanh thấp (dải bass) được chia làm 3 dải, bao gồm:

  • Low bass/Deep bass: 20 Hz - 80 Hz
  • Bass: 80 Hz - 320 Hz
  • Upper bass/High bass: 320 Hz - 500 Hz

2.2. Dải tần số âm thanh trung (dải Mid)

Mid là dải tần số âm thanh phổ biến nhất vì hầu hết các loại âm thanh chúng ta nghe được hàng ngày như tiếng xe máy, tiếng người nói chuyện, tiếng va chạm,...Dải tần số âm thanh trung (dải mid) được đánh giá cao khi chúng rõ ràng, chi tiết, trong trẻo không lẫn tạp âm.

Ở dải tần số âm thanh trung, hầu hết các thiết bị âm thanh như đầu đĩa, amply, loa treo tường, loa hát karaoke đều thể hiện rất tốt. Dải tần số âm thanh mid được chia làm 3 dải tần, cụ thể:

  • Low mid: 500 Hz - 1 kHz
  • Mid: 1 kHz - 2 kHz
  • High mid: 2 kHz - 6 kHz
Dải tần số âm thanh trung (dải Mid)
Dải tần số âm thanh trung (Dải Mid)

3.3. Dải tần số âm thanh cao (dải treble)

Dải tần số âm thanh cao thường được dùng để tái tạo ở phần treble của loa. Treble giúp cho âm thanh phát ra sáng và rõ hơn. Dải treble nằm trong khoảng từ 6 - 20kHz. Thực tế, con người có thể nghe rõ được đến khoảng 17kHz nhưng vì muốn có được chất âm thánh thót nên đã sản xuất ra các sản phẩm điện tử âm thanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng lên đến 20kHz. Trong một số trường hợp, người ta còn tái tạo dải tần số âm thanh lên đến 40kHz để tăng cảm xúc, mức độ chân thực cho người nghe.

3. Cách lựa chọn loa dựa vào dải tần số âm thanh

Tần số âm thanh giữ một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của loa sử dụng. Dựa vào dải tần số âm thanh sẽ giúp bạn lựa chọn được loa phù hợp. Những chiếc loa thiên về dải âm thấp thì tiếng sẽ chắc và mạnh nên phù hợp sử dụng cho các bản nhạc mạnh mẽ, uy lực như nhạc dance, nhạc remix,...Trường hợp loa thiên về dải mid, treble thì cho tiếng trong sẽ thích hợp để nghe những bản nhạc có độ luyến, ngân nga.

Những chiếc loa có dải tần số âm thanh càng rộng thì bạn có thể sử dụng cho nhiều dòng nhạc khác nhau và ngược lại. Ví dụ như loa âm trần có dải tần tương đối hẹp nên chỉ thích hợp sử dụng cho các bản nhạc du dương nhẹ nhàng và không có chất bass.

Bên cạnh việc lựa chọn loa dựa theo tần số âm thanh thì khi mua thiết bị xử lý âm thanh khác như vang số, amply thì bạn cũng nên dựa vào yếu tố này. Chẳng hạn như vang số có khả năng cắt tần số âm thanh để chống hú hay thiết bị có dải tần càng rộng thì khả năng xử lý âm thanh càng chi tiết, mượt mà.

4. Một số thông tin quan trọng khác về tần số âm thanh

4.1. Cách tính tần số âm thanh

Công thức tính tần số âm thanh

  • Tính tần số bước sóng: F = Vận tốc/bước sóng
  • Tính tần số trong bước sóng:  F = vận tốc sóng/bước sóng
  • Tính tần số trên chu kỳ: F = 1/ thời gian hoàn thành dao động

4.2. Cách đo tần số âm thanh

Để đo tần số âm thanh bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Sound Meter, Decibel mét, Spectroid,...Tuy nhiên, để có kết quả đo chính xác và tiện lợi trong quá trình thực hiện thì bạn hãy sử dụng thiết bị đo tần số của đại lượng âm thanh hoặc âm phân tích tần số.

Chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị và cần phải đảm bảo chức năng đo tần số chuẩn xác bao gồm microphone, phần mềm đo tần số. Bạn có tìm mua thiết bị này tại cửa hàng kỹ thuật.

Tiến hành đo tần số âm thanh:

Hướng dẫn cách đo tần số âm thanh
Hướng dẫn cách đo tần số âm thanh
  • Đặt microphone lên vị trí cần đo tần số. Khi phần mềm đang chạy bạn cần kết nối với microphone.
  • Bấm chọn nút bắt đầu trên phần mềm. Lúc này, thiết bị sẽ tiến hành đo âm thanh trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Cuối cùng, phần mềm sẽ cung cấp biểu đồ âm thanh. Biểu đồ tần số âm thanh giữ vai trò quan trọng trong việc để người dùng phân tích, đánh giá vùng âm thanh mong muốn.
  • Khi đo tần số âm thanh cần phải đảm bảo môi trường xung quanh không có tiếng ồn, cường độ âm thanh ổn định. Vì khi đo nếu âm thanh bị lẫn bên ngoài dải tần số sẽ không còn chính xác.

4.3. 3 Phần mềm đo tần số âm thanh chính xác nhất

  • Phần mềm Sound Meter: Là phần mềm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sound Meter hiển thị đầy đủ các chỉ số như Min, Max, AVG và cho phép người dùng điều chỉnh thời gian trên từng thiết bị
  • Phần mềm Decibel Mét: Được ứng dụng bằng micro trên điện thoại, cho phép đo tần số âm thanh chuẩn xác nhất.
  • Phần mềm Spectroid: Ứng dụng này được người dùng đánh giá cao vì cho kết quả chính xác không hề thua kém Sound Meter hay Decibel Mét
Phần mềm đo tần số âm thanh Sound Meter
Phần mềm đo tần số âm thanh Sound Meter

4.4. Các thuật ngữ sử dụng trong dải tần số âm thanh

  • Airy: Khả năng bay của âm thanh
  • Analytical: Khả năng tách các lớp bè của bản nhạc
  • Balance: Các dải tần số âm thanh có sự cân bằng
  • Bassy: Dải tần âm thanh trầm được thể hiện tốt, có độ chắc và sâu về cảm xúc.
  • Bloat: Những tiếng trung hoặc trầm khoảng 250Hz bị thừa, nghe um um rất khó chịu
  • Boomy: Dải tần âm bass bị rền, thường gặp ở các dòng loa chất lượng không tốt.
  • Bright/Brightness: Dải tần số âm thanh cao có độ sáng trong và hay
  • Congestion: Các dải âm bị chồng lên nhau
  • Dark/Dull: Chỉ những thiết bị cho âm trung và cao
  • Depth: Chiều sâu của không gian thưởng thức âm thanh
  • Details: Các chi tiết âm thanh, dải tần
  • Forward: Dải tần âm thanh trung mid có cường độ lấn áp hơn
  • Harsh: Hiện tượng chói gắt của loa khi thể hiện các tần số âm thanh ngưỡng cao, thường gặp ở amply có trở kháng cao và dòng loa có trở kháng thấp hơn
  • Imaging: Âm hình có thể định vị, sắp xếp vị trí các nhạc cụ trong khi sử dụng
  • Muddy: Nghe không rõ tiếng như kiểu bạn bịt lỗ tai và cố nghe các âm thanh từ bên ngoài. 
  • Openess: Sự mở rộng không gian hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, độ cao của không gian
  • Sibilant: Âm gây chói, thường nằm trong dải tần số âm thanh rất cao.
  • Fun: Âm có độ căng của bass
  • Lush: Dải tần số mang đến sự ấm áp

Với các thông tin trên đây về tần số âm thanh, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin khác bằng cách truy cập website Audio Hải Hưng, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!