Micro service là gì? Kiến thức tổng quát về Microservice rất cần thiết
1. Microservices là gì?
Microservices là một phương pháp đặc biệt được ứng dụng trong phát triển hệ thống phần mềm, trong đó, chúng tập trung vào việc xây dựng các module chức năng với giao diện và hoạt động được xác định rõ ràng.
Microservices còn được hiểu một cách dễ nhất đó là một kiểu kiến trúc phần mềm. Ở dạng đơn giản nhất chúng giúp xây dựng ứng dụng dưới dạng bộ các dịch vụ nhỏ được phân chạy trong quy trình riêng và có thể triển khai độc lập. Chúng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và có thể sử dụng các kỹ thuật lưu trữ dữ liệu khác nhau. Các dịch vụ vi mô này sẽ được kết nối thông qua API và tận dụng nhiều công cụ, giải pháp.
2. Monolith Application là gì?
Cùng với Microservices thì nhiều người cũng nhầm với Monolith Application. Vậy Monolith Application là gì? Đây là ứng dụng thiết kế để xử lý nhiều tác vụ liên quan tới nhau, thường áp dụng cho ứng dụng phức tạp và có nhiều tính năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
3. Microservices có những ưu điểm gì?
- Source code tinh gọn: nhờ hệ thống cấu thành từ những dự án nhỏ, mỗi dự án sẽ đơn giản và tập trung vào 1 hoặc 1 vài nghiệp vụ chính, nên code base và độ phức tạp cũng không cao sẽ rất tinh gọn nhẹ, dễ bảo trì và mở rộng.
- Bảo mật source code an toàn giúp người dùng yên tâm tuyệt đối với tài nguyên của mình vì mã nguồn này chỉ có người nào làm mới truy cập được.
- Tồn tại độc lập: với mỗi dự án khác nhau thì khi xảy ra sự cố chỉ một phần bị ảnh hưởng, khi service nào đó bị chết thì service khác vẫn hoạt động bình thường.
- Scale độc lập: dựa vào nhu cầu sử dụng của hệ thống mà có thể scale riêng service đó, nếu service đơn hàng sử dụng thường xuyên nên có thể chạy 2, 3 server (container) để tăng performance.
4. Kiến trúc Microservices là gì?
Hay còn gọi là Microservices Architecture, chúng không có định nghĩa tiêu chuẩn, nhưng nhìn chung chúng là phần mềm được xây dựng dưới dạng kiến trúc microservices được chia thành nhiều dịch vụ thành phần. Hoạt động giống như hệ thống UNIX cổ điển: Nhận các yêu cầu, xử lý chúng và tạo ra một phản hồi tương ứng.
Sử dụng kiến trúc Microservices khi nào?
Sử dụng microservices khi bạn có ý định phát triển 1 ứng dụng ở những phiên bản đầu tiên để không phải gặp những vấn đề mà microservices phải giải quyết.
Trong trường hợp bạn đã sở hữu một hệ thống lớn của doanh nghiệp hoặc công ty để quản lý bằng monolithic hoặc bạn đã xác định được tương lai của ứng dụng sẽ ra sao thì có thể sử dụng microservices.
5. Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng thiết kế Microservices?
Một vài hạn chế của Microservices mà khi sử dụng bạn cần lưu tâm để khắc phục:
- Khi sử dụng microservices thì cần phải giao tiếp được với nhau. Hiện nay mỗi service được viết bằng 1 ngôn ngữ lập trình khác nhau, số lượng service cần giám sát cũng nhiều hơn so với kiến trúc monolithic.
- Ngoài ra, các service khác nhau sẽ có từng cơ chế riêng, vì vậy cần phải có nhiều bộ nhớ cho các dữ liệu phi cấu trúc trong quá trình sử dụng. Mô hình phân tán phức tạp.
- Sử dụng microservices thì cần khả năng tổ chức quản lý và làm việc nhóm hiệu quả. Bởi mô hình có thể khó tái tạo và khó triển khai độc lập. Khó quản lý ứng dụng khi bổ sung service mới vào hệ thống.
- Ngoài ra, nếu để chuyên nghiệp hơn thì khi sử dụng microservices cần có chuyên gia nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ việc phân phối các service.
Bạn hãy lưu ý:
- Nguyên tắc Single Responsibility Principle SRP là có phạm vi và chức năng giới hạn, tập trung vào 1 nhiệm vụ để quá trình phát triển và triển khai dịch vụ trở nên nhanh chóng.
- Khi thiết kế thì bạn nên xác định và giới hạn các services theo chức năng nghiệp vụ thực tế.
- Cần đảm bảo microservices có thể phát triển và triển khai độc lập thành từng module.
- Mục tiêu của thiết kế kiến trúc của microservices sẽ phục vụ một nghiệp vụ chứ không chỉ đơn giản làm các dịch vụ nhỏ hơn.
- Đặc biệt, với kích thước hợp lý của một service là kích thước đủ để đáp ứng yêu cầu của một chức năng trong hệ thống.
- Lưu ý, một microservice không nên có quá nhiều hàm hay chức năng hỗ trợ xung quanh và định dạng thông báo/ messaging đơn giản.
Kết luận:
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu chi tiết tới bạn về microservice là gì cùng các thông tin liên quan tới microservice cho bạn tham khảo. Cùng bấm theo dõi Audio Hải Hưng để có được nhiều thông tin hay về thiết bị âm thanh nhé!