Tổng hợp thông tin về mạch input cục đẩy công suất quan trọng nhất
1. Mạch Input cục đẩy là gì?
Mạch Input cục đẩy là bảng mạch nhận tín hiệu đầu vào để thực hiện chức năng khuếch đại.
Mạch Input nằm trong cục đẩy; bao gồm nhiều linh kiện và bo sợi cao cấp. Cấu trúc của chúng khá phức tạp với kích thước, linh kiện khác nhau tùy theo từng nhà sản xuất. Nhưng đều có chung đặc điểm là giúp âm thanh khi cấp vào được cải thiện rõ rệt.
Mạch Input trong cục đẩy công suất
2. Các loại mạch Input cục đẩy phổ biến
Tùy theo từng hãng sản xuất mà mạch Input cục đẩy có thiết kế riêng. Trong đó, có 3 loại mạch được dùng phổ biến nhất, đó là:
2.1. Mạch Input 2 kênh
Đây là loại mạch chuyên dùng ở các dòng cục đẩy 2 kênh với công suất nhỏ và vừa. Chúng thường được dùng cho các dòng loa trong gia đình hoặc loa bass 30, 40.
2.2. Mạch Input cục đẩy 2 kênh cho loa sub
Đây là loại mạch ở dòng cục đẩy 2 kênh đẩy sub với khả năng đánh mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn không thể dùng loại cục đẩy này để đánh loa full do chất lượng âm thanh không được đầy đủ và hay, nhất là ở dải treble và mid.
2.3. Mạch Input cục đẩy 4 kênh
Loại mạch này được dùng cho dòng cục đẩy 4 kênh. Chúng có cấu tạo rất phức tạp với 4 đường ra cho 2 cặp loa khác nhau.
3. Hướng dẫn lắp mạch Input cục đẩy
Để các bạn dễ hình dung hơn, mình sẽ hướng dẫn kết nối mạch Input cục đẩy CA20. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Kết nối nguồn bằng cách sử dụng nguồn (+)/ (-) 15V để nuôi mạch nâng tín hiệu. Nguồn (+)40V - (+)120V dùng nuôi đèn.
- Bước 2: Chân B+ tại bo nguồn, ngõ L in G R in sẽ lấy tín hiệu từ trạm AV, ngõ out L R nối với nhau để chúng cho ra công suất.
- Bước 3: Đèn Sp in L R lấy từ trạm loa của ampli, đèn vàng PRT là đèn báo rơ le. Thông thương, mạch nguồn sẽ được nhà sản xuất thiết kế sẵn cổng này nên bạn chỉ cần cắm theo đúng chiều thì đèn sẽ hoạt động. Nếu không có mạch nguồn, có thể nối nối tiếp 1 chiều của đen với điện trở 4k7, ghép nối song song với cuộn dây của rơle.
Hướng dẫn cách lắp mạch Input cục đẩy CA20
Nhìn chung, việc kết nối mạch Input của cục đẩy khá phức tạp và khó hiểu. Nếu như bạn không có kiến thức về bo mạch điện nói chung thì tốt nhất không nên tự lắp tại nhà. Việc lắp nhầm hoặc lắp sai có thể khiến cục đẩy không hoạt động. Hoặc tệ hơn là làm chập, cháy cục đẩy, tốn kém chi phí sửa chữa.
4. Các lỗi hay gặp khi lắp mạch Input
- Cấp sai nguồn: Lỗi này thường gặp ở những bạn chưa có kinh nghiệm lắp đặt. Khi đó, mạch sẽ không hoạt và có thể bị cháy, gây chập mạch.
- Lỗi cắm sau canon: Ở đầu jack cắm Canon thường đánh các số thứ tự 1 - 2 - 3. Bạn cần phải lắp đúng số trên jack cắm với mạch Input. Điều này khá đơn giản nhưng không ít người dùng chủ quan, không chú ý nên âm thanh phát ra bị rè, không được hay.
- Lỗi cắm sai tín hiệu đầu ra: Nếu cắm sai đầu (+) và đầu (-) từ cục đẩy ra loa thì loa sẽ không phát ra tiếng hoặc phát ra âm thanh rè rè, rất khó chịu.
- Cắm ngược loa: Khi lắp mạch Input cục đẩy, không ít người dùng đã mắc phải lỗi cắm ngược cục đẩy. Khi đó, âm thanh phát ra bị mất tiếng bass và cực kỳ nhỏ. Để khắc phục lỗi này, bạn chỉ cần đảo ngược jack cắm lại là được.
5. Hải Hưng - Địa chỉ bán cục đẩy công suất chất lượng
Hải Hưng hiện đang phân phối tất cả các dòng cục đẩy công suất chính hãng của các thương hiệu như Korah, Crown, Yamaha,... Sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, giá bán tốt nhất thị trường. Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, am hiểu rõ về sản phẩm. Hình thức thanh toán đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Để lựa chọn cho mình mẫu cục đẩy công suất chất lượng và hợp lý nhất, quý khách hàng hãy liên hệ đến số hotline 0977 060 286 để được hỗ trợ tư vấn!
Hải Hưng chuyên phân phối cục đẩy công suất chính hãng, uy tín nhất thị trường
Trên đây là bài viết chia sẻ về mạch Input cục đẩy công suất. Hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc hơn nhé!