Loa cộng hưởng là gì? Phân loại, tác dụng và cách dùng loa cộng hưởng
1. Giới thiệu về loa cộng hưởng
1.1. Loa cộng hưởng là gì?
Loa cộng hưởng là thiết bị âm thanh được trang bị công nghệ rung cộng hưởng âm thanh để tăng cường hiệu suất âm bass và âm thanh tổng thể. Loa cộng hưởng truyền âm thanh 360 độ thay vì truyền theo chiều ngang như loa thông thường. Đặc biệt, loa cộng hưởng (hay còn gọi là Resonance speaker hoặc Passive radiator) có màng loa cấu tạo không bao gồm nam châm và cuộn dây động.
Loa cộng hưởng giúp tăng cường âm Bass và âm lượng
1.2. Màng loa cộng hưởng là gì?
Màng loa cộng hưởng là bộ phận giúp loa phát ra âm thanh. Nó là màng rung tự động, hoạt động khi có luồng khí đi qua thùng loa. Màng loa cộng hưởng có thể coi là driver của loa nhưng cấu tạo chỉ bao gồm màng cao su và miếng kim loại nặng, không có nam châm và cuộn dây như loa thông thường.
Về nguyên lý, màng loa cộng hưởng chỉ cần tiếng bass driver để tạo ra âm thanh. Do đó các thiết kế loa cộng hưởng mini dù có hình thức nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh tốt tới người nghe. Công nghệ màng thụ động chính là cơ sở hàng đầu để các nhà sản xuất tạo ra các dòng loa cộng hưởng chất lượng cao.
Màng loa cộng hưởng bao gồm màng cao su và miếng kim loại nặng
1.3. Loa bass cộng hưởng là gì?
Loa bass cộng hưởng thực chất là một cách gọi khác của loa cộng hưởng. Vì một trong những tác dụng chính của loa cộng hưởng là tái tạo âm bass sâu, dày và mạnh mẽ hơn.
2. Cấu tạo của loa cộng hưởng
Không phải tất cả các sản phẩm loa cộng hưởng đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau. Nhưng về cơ bản, cấu tạo loa cộng hưởng đều sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:
- Nón loa (màng loa): Làm nhiệm vụ tạo ra âm thanh cho loa khi có dòng điện chạy qua, thường được bố trí nằm ở phía trên của thiết bị.
- Cụm cộng hưởng: Bộ phận nằm bên trong loa cộng hưởng, có hình ống hoặc hình hộp với khoảng trống bên trong để âm thanh có thể dễ dàng đi qua, phản xạ, tương tác để tạo nên hiệu ứng cộng hưởng.
- Đệm âm thanh: Có tác dụng giảm thiểu sự phản xạ của sóng âm. Bộ phận này nằm bên trong cụm cộng hưởng, được làm từ các vật liệu có tính đàn hồi cao như cao su, sợi giảm chấn,...
- Bộ gắn kết: Là bộ phận kết nối màng loa với cụm cộng hưởng giúp ngăn tình trạng rò rỉ, thất thoát âm thanh ảnh hưởng tới hiệu quả tái tạo âm thanh của loa cộng hưởng.
- Vỏ bọc, khung xương: Tạo bộ khung, bảo vệ loa, thùng loa.
Loa cộng hưởng bao gồm 5 bộ phận chính
3. Tác dụng của loa cộng hưởng là gì?
- Cải thiện hiệu suất âm bass: Khả năng cộng hưởng tần số thấp giúp loa cộng hưởng tăng cường tiếng bass cho hệ thống, tạo ra âm trầm (âm bass) sâu, mạnh và rõ ràng hơn.
- Biến mọi mặt phẳng rắn thành vật phát âm thanh: Đây là một điểm rất đặc biệt của dòng loa cộng hưởng. Bạn có thể bố trí loa cộng hưởng ở bất cứ mặt phẳng rắn nào như sàn nhà, trên bàn, kệ mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chất lượng âm thanh. Nhờ đó mà trải nghiệm âm thanh cũng trở nên đa dạng, thú vị hơn rất nhiều.
- Trải nghiệm âm thanh đa dạng: Khi đặt lên mặt gỗ, loa cộng hưởng giúp tạo ra âm thanh trầm ấm, đậm chất bass, thích hợp cho các dòng nhạc trữ tình. Nếu đặt loa lên bề mặt kim loại âm thanh sẽ trở nên mạnh mẽ, sắc sảo hơn. Còn khi đặt loa cộng hưởng lên bề mặt thủy tinh các bản nhạc sẽ tăng độ trong trẻo, cuốn hút.
Tăng Bass là điểm mạnh khiến nhiều người yêu thích
4. Phân loại loa cộng hưởng
Khi tìm hiểu loa cộng hưởng là gì, bạn cũng cần biết cách phân loại dòng thiết bị âm thanh này. Hiện nay trên thị trường có 3 loại loa cộng hưởng phổ biến:
- Loa cộng hưởng rung: Là loại loa tạo ra âm thanh bằng cách rung động cơ học bằng cách tận dụng các mặt phẳng mà âm thanh tiếp xúc thành màng loa. Đây là loại loa cộng hưởng được sản xuất và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Loa sub cộng hưởng: Có nguyên lý hoạt động như loa cộng hưởng thông thường nhưng giúp tăng cường âm bass (âm trầm) mạnh mẽ hơn, thích hợp sử dụng cho hệ thống âm thanh gia đình.
- Loa cộng hưởng từ: Thiết kế đặc biệt có thêm màng kim loại có tác dụng tạo ra từ tính trong quá trình cộng hưởng. Dù vậy nó ít phổ biến hơn so với 2 dòng loa cộng hưởng còn lại.
3 loại loa phổ biến trên thị trường
5. Cách sử dụng loa cộng hưởng
Kiểu dáng và bề ngoài của loa cộng hưởng khá giống với loa bluetooth, đồng thời nhiều loa bluetooth hiện nay được ứng dụng công nghệ cộng hưởng âm thanh nên còn gọi là loa cộng hưởng bluetooth.
Nhìn chung, cách sử dụng loa cộng hưởng khá đơn giản. Thiết bị khuếch đại âm thanh nhờ vào cơ chế cộng hưởng âm thanh mà không cần đến nguồn điện. Loa sẽ có nguồn điện riêng, hoặc được cấp từ các thiết bị cấp nguồn khác như máy tính, laptop, điện thoại. Hoặc chỉ cần cắm thẻ nhớ trực tiếp vào loa là có thể phát nhạc.
Về ứng dụng, loa cộng hưởng thích hợp để nghe dòng nhạc trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng, như nhạc vàng, bolero. Những thể loại nhạc sôi động, có tiết tấu nhanh, dồn dập như dance, rock sẽ không phù hợp với loa cộng hưởng. Nếu muốn dùng để nghe kiểu nhạc này thì đòi hỏi loa cộng hưởng phải thuộc dòng cao cấp, có chất lượng tốt, có khả năng tái tạo âm thanh hoàn hảo.
Sử dụng đơn giản, dễ dàng
6. Các thương hiệu loa cộng hưởng hàng đầu hiện nay
6.1. Loa cộng hưởng JBL
JBL là thương hiệu sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng của Mỹ, có tuổi đời gần 80 năm. Các sản phẩm của JBL được ưa chuộng trên toàn thế giới, trong đó có dòng loa bluetooth, loa cộng hưởng.
Dòng loa cộng hưởng của hãng JBL đa dạng về mẫu mã, thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, hiện đại và chất lượng được người dùng đánh giá cao. Nhiều dòng loa bluetooth của hãng cũng được ứng dụng công nghệ màng loa cộng hưởng được người dùng ưa chuộng.
Một số mẫu loa cộng hưởng và loa bluetooth màng cộng hưởng hãng JBL bán chạy nhất hiện nay có thể kể đến như: Loa cộng hưởng JBL 3 inch, cộng hưởng loa JBL Boombox2, loa Bluetooth JBL Go 3, Flip 3, Flip 5, Charge 5,...
Loa cộng hưởng JBL có thiết kế đẹp, chất âm cực tốt
6.2. Thương hiệu loa cộng hưởng Sony
Các sản phẩm của hãng công nghệ Sony đã quá nổi tiếng trên thị trường. Trong đó dòng sản phẩm loa cộng hưởng do Sony phát triển cũng rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia.
Ưu điểm của các thiết bị loa cộng hưởng do Sony sản xuất là có thiết kế tinh tế, hiện đại, cho chất lượng âm thanh hay, tốt, độ chuẩn xác cao, âm bass chắc dày, âm cao sáng.
Một số mẫu loa cộng hưởng Sony đáng mua nhất hiện nay bao gồm: Cộng hưởng Sony Extra Bass (XB40, XB41, XB31,XB33, XB21), màng loa cộng hưởng sony 88*48mm,...
Sony cũng có thiết kế sang trọng, hiện đại, chất âm hoàn hảo
6.3. Loa cộng hưởng hãng Harman Kardon
Nhắc đến các thương hiệu loa cộng hưởng đình đám nhất hiện nay không thể bỏ qua Harman Kardon. Đây là hãng loa nổi tiếng của Mỹ, ra đời từ năm 1952. Điểm mạnh đáng chú ý của dòng loa bass cộng hưởng Harman Kardon là thiết kế ấn tượng, hiện đại, khả năng tái hiện âm thanh có chất lượng đỉnh cao, kết nối bluetooth mượt mà...
Harman Kardon thiết kế trẻ trung, chất âm cực tốt được giới trẻ yêu thích
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi loa cộng hưởng là gì và các thông tin chi tiết về cấu tạo, phân loại, chức năng, cách dùng loa bass cộng hưởng. Để được tư vấn thêm về loa cộng hưởng hay bất cứ dòng loa, thiết bị âm thanh nào hiện nay, mời bạn liên hệ cho Audio Hải Hưng để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác – Hotline: 0932 060 286.