Hệ thống âm thanh Dolby Atmos 7.1 là như thế nào???

Chắc mọi người cũng thắc mắc muốn biết "Hệ thống âm thanh Dolby Atmos 7.1" phải không nào? Hãy cùng tìm hiểu để biết nó có gì hay, ấn tượng gì, hay mới lạ gì?
Xem nhanh
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn 1 chút, Hải Hưng đã sưu tầm gửi đến các bạn bài viết sưu tầm này đề các bạn hiểu rõ hơn 1 chút về Dolby Atmos 7.1.
Để hiểu Dolby 7.1, trước tiên chúng mình phải hiểu Dolby 5.1 là gì đã:
  

Hệ thống âm thanh Surround 5.1

 Codec có nhiệm vụ chuyển đổi DAC và ADC vì thế chất lượng của âm thanh Analog phụ thuộc chính vào chất lượng Codec được dùng trên Motherboard . Có một số tham số được dùng để đánh giá chất lượng Codec âm thanh . Bên dưới liệt kê những tham số chính mà bạn dùng để so sánh những Codec . Số càng cao thì càng tốt
  • Số kênh : 2, 4, 6 ( 5.1 ), 8 (7.1) hoặc 10 ( 8+2 ). Số Bit chuyển đổi : 16, 18 , 20 hoặc 24-bit. Tần số lấy mẫu : 44.1, 48, 96 hoặc 195 KHz
  • Tỉ số Tín hiệu / Nhiễu ( SNR ) : 80 tới hơn 100 dB
>> Xem Thêm "Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Dàn Âm Thanh 5.1 - Chi Tiết Nhất"
 
Hệ thống âm thanh 5.1
 
Có một điều quan trọng nên lưu ý là một số Codec lại chào giá trị đầu vào khác với giá trị đầu ra . Ví dụ chào tần số lẫy mẫu cho đầu ra là 192 KHz , nhưng tần số lấy mẫu lại chỉ là 96KHz cho đầu vào . Điều xảy ra như vậy bởi vì tất cả những người dùng đầu ra âm thanh Motherboard và có thể đánh giá chất lượng bằng nghe âm thanh được tạo ra từ PC , chỉ có rất ít người dùng quan tâm tới chất lượng đầu vào Line In của âm thanh . Ví dụ như người dùng chỉ cần sử dụng Skype để gọi điện thoại thì không cần tới chất lượng đầu vào quá cao . Dựa trên thực tế như vậy vì thế những nhà sản xuất Codec cung cấp những Codec rẻ tiền hơn với một số tính năng thấp hơn cho những đầu vào , vì thế giá thành sản xuất Motherboard sẽ rẻ đi .

Trên thực tế bạn chỉ có thể tìm thấy những Codec với chất lượng cao cho những đầu vào trên một số Motherboard chất lượng cực kì cao và cũng rất đắt tiền .
Vì vậy chúng ta nên xem xét kĩ những tính năng kĩ thuật của Codec trên trang Web của nhà sản xuất . Những đầu ra được ghi với tên gọi DAC và những đầu vào thường dùng là ADC , điều đó sẽ giúp đỡ cho bạn hiểu rõ hơn về những chi tiết này .
Bây giờ chúng ta sẽ giải thích từng mục trong danh sách trên .
 
Những Kênh ( Channel ) là số đầu ra độc lập của Codec . Trong những Card âm thanh trước kia chỉ có khả năng cung cấp hai kênh trái và phải là chuẩn âm thanh Stereo . Sau đó đến âm thanh Sourround cơ bản với 04 kênh gồm hai loa ( trái và phải ) phái trước và hai loa ( trái và phải ) phía sau . Ngày nay hai loại trên chỉ còn có ở những Motherboard cũ hoặc những dòng sản phẩm mức thấp .
Số lượng kênh nhỏ nhất hiện nay bạn sẽ thấy là 06 , hay còn gọi là 5.1 . Nó cùng với chuẩn âm thanh dùng trong DVD . Chúng ta có hai loa phía trước , hai loa phía sau và một loa trung tâm ( dùng chủ yếu cho giọng nói , nhưng âm thanh giọng nói trong phim chủ yếu phát ra từ loa này ) và một kênh Subwoofer  hay còn gọi là LFE (Low Frequency Effects - những hiệu ứng tần số thấp ) có nhiệm vụ tạo ra để củng cố những âm thanh tần số thấp ( Bass ) trở nên sống động hơn .
 
Âm thanh 08 kênh , hay còn gọi là 7.1 , cung cấp những tính năng tương tự như âm thanh 5.1 , nhưng có thêm hai loa giữa loa phía trước và phía sau mỗi loa nằm bên sườn ( trái và phải ) . Những loa này cũng còn được gọi là Loa trung gian . Âm thanh 7.1 cùng chuẩn âm thanh dùng trong những đĩa có độ nét cao như HD-DVD và Blu-Ray .
 
 

Hệ thống Surround 7.1

Và cuối cùng là mới nhất hiện nay với âm thanh 10 kênh , nhưng thực ra có lẽ là do nhầm lẫn , nó không có thêm hai kênh cho hệ thống Surround mà lại cung cấp hai kênh độc lập ( trái và phải ) cho HeadPhone . Hệ thống này tốt hơn hết là nên ghi 8+2 . Trên tất cả những hệ thống khác Jack của HeadPhone nằm Panel phía trước của Case được nối song song với Line Out ( những Loa phía trước ) và cung cấp cùng âm thanh được đưa tới những Loa phía trước . Trên hệ thống 8+2 HeadPhone phía trước lại độc lập với những Loa ra phía trước và chương trình có thể gửi những tín hiệu âm thanh khác nhau tới HeadPhone trong khi vẫn gửi những âm thanh khác tới những Loa phía trước .

Điều đó chúng ta liên tưởng tới Game mà dùng công nghệ VoIP như Battlefiled , bạn có thể nói chuyện với những người khác qua HeadPhone / MicroPhone mà không nghe thấy âm thanh của Game như tiếng nổ , tiếng bắn nhau . Khi đó chỉ có cuộc đàm thoại với những người khác mà âm thanh trong Game vẫn xuất hiện cùng một lúc trên các Loa .
 
 
Số Bit chuyển đổi và Tần số lấy mẫu là hai tham số mà phải mất thời gian rất lâu để giải thích chính xác chúng là gì . Chúng tôi đã có bài viết từ lâu về điều này các bạn nên tìm đọc để hiểu . Nếu bạn không muốn đọc thì chỉ cần tóm tắt lại nếu những con số này càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt .
Và cuối cùng là Tỉ số Tín hiệu / Nhiễu , hay còn gọi là SNR , để đo mức nhiễu do Codec tạo ra . Theo quan điểm của chúng tôi thì tham số này những người dùng bình thường không cần quan tâm nhiều lắm .
Cũng nên nhớ rằng chúng ta đang nói về những nhiễu do Codec tạo ra mà không phải là mức nhiễu đã có trong nguồn âm thanh . Tham số này không phải là mức nhiễu đã có trong những File Video hoặc những File MP3 .

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ xem một ví dụ sau đây . Lấy một đầu đọc băng Tape và bấm nút Pause và tăng Volume . Bạn sẽ nghe thấy nhiều tiếng nhiễu ( gọi theo kĩ thuật là Nhiễu trắng ) mà được tạo ra bởi đầu đọc Tape mà không phải bên trong băng Tape khi bạn nghe nhạc . Và đó chính là nhiễu mà chúng ta đang đề cập đến , tất nhiên sẽ không mong muốn Motherboard lại chèn những nhiễu này vào âm thanh của mình .

SNR có đơn vị được gọi là Decibel (dB ). Số này sàng cao thì càng tốt . Lí tưởng nhất là bạn có Motherboard với Codec có SNR ít nhất là 100dB để cho âm thanh tốt nhất . Những Codec chủ đạo thường có mức SNR là 95dB hoặc 97dB thì cũng gần đạt được chất lượng âm thanh rất rất tốt rồi .
 
Tuy nhiên lại có một vấn đề đó là SNR cho âm thanh đầu vào . Những nhà sản xuất Motherboard và Codec chỉ quảng cáo chỉ số SNR cho âm thanh đầu ra ( DAC SNR ) . Nhưng chúng ta đã đề cập trước đó , những nhà sản xuất Motherboard thông thường sẽ chỉ cần SNR của đầu vào thấp hơn SNR của đầu ra .
 
Nếu bạn có kế hoạch làm việc một cách chuyên nghiệp với việc ghi lại âm thanh hoặc biên tập âm thanh Analog  như chuyển đổi bằng VHS sang DVD và chuyển đổi từ Tape thành MP3 hoặc CD hoặc với những công việc tương tự như vậy thì bạn sẽ phải mua Motherboard ( hoặc Card âm thanh Add-On ) mà có Codec với chỉ số SNR tít nhất là 95dB . Nhưng thật không may là những Codec chủ đạo sẽ cung cấp SNR cho âm thanh đầu vào chỉ 90dB hoặc thậm trí là 85dB , điều đó thực sự là kém . Tất nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bời vì đó là vấn đề mà hầu hết mà mọi người đều gặp phải .

>> Xem ngay 500 mẫu Thiết bị âm thanh gia đình - Lựa chọn ngay cho mình một dàn âm thanh 5.1 đỉnh cao ngay nào