Giải mã chi tiết nhất Micro là thiết bị nhập hay xuất?

Micro là thiết bị thông dụng trong các hệ thống âm thanh hiện nay. Tuy nhiên bạn lại không rõ thiết bị này là thiết bị nhập hay xuất, có cấu tạo như thế nào và phân loại ra sao? Audio Hải Hưng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Xem nhanh

1. Micro là thiết bị như thế nào?

Micro là một thiết bị âm thanh có thể chuyển đổi các tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện rồi cho ra tại một thiết bị phát như tai nghe, loa… Thiết bị này đóng trò cầu nối quan trọng trong việc thu âm thanh tại nguồn phát và người nghe.

Với tính năng này, Micro trên thị trường hiện được chia làm 2 loại là Micro có dây và Micro không dây, được sử dụng nhiều tại các sự kiện sân khấu, hội trường, hội nghị, karaoke… Tùy theo ưu, nhược điểm của mỗi loại mà người dùng có thể chọn loại thiết bị phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Micro là một thiết bị âm thanh có thể chuyển đổi các tín hiệu âm thanh
Micro là một thiết bị âm thanh có thể chuyển đổi các tín hiệu âm thanh

2. Micro có cấu tạo như thế nào?

Để dễ hình dung về cấu tạo của Micro, chính ta có thể chia Micro thành 2 phần bên ngoài và bên trong, theo đó:

2.1. Bên ngoài Micro gồm có:

  • Phần đầu Micro có thiết kế bo tròn với chụp Micro bằng lưới kim loại, kết nối dạng mắt xích đang xen nhau để bảo vệ các bộ phận bên trong đầu Micro.
  • Phần thân tay cầm Micro có các nút vật lý như nút nguồn, âm lượng. Phần này có hình trụ tròn để người dùng có thể cầm nắm tiện dụng mỗi khi sử dụng.
  • Phần nắp pin ở cuối đuôi Micro là nơi cấp nguồn điện cho Micro bằng cách cắm sạc hoặc sử dụng pin.

2.2. Bên trong Micro gồm có:

  • Màng rung, lõi dây và nam châm để thiết bị này có thể hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
  • Lõi dây sẽ nhận âm thanh phản hồi từ màng rung được dẫn từ nguồn phát âm, sau đó thông qua lõi dây tạo ra từ trường nam châm.
  • Tiếp đến là các dòng điện xoay chiều được truyền đến đầu Amply và loa thông qua dây dẫn để phóng đại âm thanh và phát ra âm thanh tái tạo như ban đầu ra bên ngoài.

3. Micro là thiết bị nhập hay xuất?

Theo cấu tạo và cách hoạt động đã trình bày ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Micro là thiết bị nhập. Thiết bị này là đầu vào của âm thanh được thu, sau đó âm thanh này sẽ được truyền tải tín hiệu đến các bộ phận khác để xử lý và phát ra âm thanh gốc ban đầu. Do đó, nhiều người cảm nhận âm thanh phát ra từ Micro nên nhầm tưởng thiết bị này là thiết bị xuất và là nơi phát ra âm thanh.

Micro là thiết bị nhập hay xuất?

4. Micro có công dụng như thế nào?

Dựa theo nguyên lý hoạt động, Micro có thể khuếch đại âm thanh đến người nghe ở một khoảng cách xa.

Được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như hội họp, biểu diễn, giảng dạy, thuyết trình, hát karaoke…

Có thể dùng thiết bị này để thu âm các bản radio, bài hát…

5. Micro được phân loại như thế nào?

5.1. Phân loại Micro dựa trên hình thức

  • Micro có dây
  • Micro không dây

Phân biệt Micro có dây và không dây
Phân biệt Micro có dây và không dây

5.2. Phân loại Micro dựa trên công dụng

  • Micro hội nghị
  • Micro phát biểu
  • Micro nhạc cụ
  • Micro vocal
  • Micro thu âm

Các loại Micro phổ biến hiện nay
Các loại Micro phổ biến hiện nay

5.3. Phân loại Micro dựa trên nguyên lý hoạt động

  • Micro điện dung

Micro điện dung

  • Micro điện động

Micro điện động

  • Micro áp điện

5.4 Phân loại Micro dựa vào cách dùng

  • Micro cầm tay
  • Micro cài áo
  • Micro đeo tai

Các loại Micro theo cách dùng
Các loại Micro theo cách dùng

5.5. Phân loại Micro dựa vào định hướng

  • Micro định hướng
  • Micro đa hướng

Micro đa hướng và Micro định hướng
Micro đa hướng và Micro định hướng

6. Thông số của Micro cần lưu ý

Người dùng cần lưu ý đến độ nhạy của Micro, độ nhạy càng lớn thì tín hiệu thu được càng xa. Độ nhạy của Micro có đơn vị đo lường là Db theo tiêu chuẩn 0dB = 1mW/pascal hoặc 0dB = 1mW/microbar.

Dựa vào dải tần của Micro để biết được Micro đó cho được khoảng âm cao thấp thế nào. Dải tần càng rộng thì âm thanh thu được càng trầm và có thể phát được âm thanh ở mức cao. Thông thường Micro sẽ có dải tần từ 20Hz đến 20KHz.

Khi sử dụng tổng trở cao của Micro trên 2000Ω dùng giắc kết nối 6 ly; tổng trở thấp dưới 1000 Ω dùng giắc XLR và dây tín hiệu 3 ruột. Để tránh bị nhiễu âm thanh và ù rè thì dây dẫn không nên dài quá 10m.

Hy vọng rằng với những thông tin trên mà Audio Hải Hưng đã đưa ra sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về Micro là thiết bị nhập hay xuất. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm về các dòng Micro hiện nay thì hãy liên hệ Audio Hải Hưng theo hotline 0932060286 hoặc website https://lapdatamthanh.com/ để được nhân viên hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.