Tổng hợp bảng tần số, đơn vị, công thức tính tần số chuẩn nhất
1. Tần số là gì?
Tần số là một thuật ngữ có thể hiểu theo khái niệm của vật lý hoặc toán học. Do đó, theo khái niệm của vật lý thì tần số là số chu kỳ của một chuyển động tuần hoàn trong một giây. Theo khái niệm của toán học thì tần số là số lần lặp đi lặp lại thu được của một giá trị nào đó.
Tuy nhiên, thông thường khi nhắc đến định nghĩa tần số, đa số người ta sẽ hiểu theo khái niệm vật lý và hiểu tần số là số lần của một hiện tượng lặp đi lặp lại trên một đơn vị thời gian. Để có thể tính được tần số, bạn cần chọn 1 khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng trong thời gian đã chọn rồi chia số này cho khoảng thời gian đó.
2. Đơn vị đo tần số
Theo chuẩn đo lường quốc tế thì tần số có đơn vị đo là Hertz, ký hiệu là Hz, được lấy theo tên của một nhà vật lý học người Đức tên Heinrich Rudolf Hertz.
Do đó, 1 Hz sẽ cho biết số lặp lại của hiện tượng đúng bằng 1 lần trong mỗi giây theo công thức: 1 Hz = 1/s
Một số đơn vị đo tần số khác được sử dụng phổ biến là:
-
rpm (đơn vị đo số vòng quay 1 phút, thường dùng trong đo tốc độ động cơ…)
-
bpm (đơn vị đo số nhịp đập 1 phút, thường dùng đo nốt nhạc trong âm nhạc , nhịp tim…)
Bảng quy đổi một số đơn vị tần số:
Ký hiệu |
Quy đổi Hz |
Số mũ |
1 Hz (Hertz) |
1Hz |
1 Hz |
1 kHz (Kilohertz) |
1000 Hz |
1*10^3 Hz |
1MHz (Megahertz) |
1000000 Hz |
1*10^6 Hz |
1 GHz (Gigahertz) |
1000000000 Hz |
1*10^9 Hz |
3. Một số khái niệm tần số phổ biến hiện nay
3.1. Tần số âm thanh
Tần số âm thanh là sự dao động tuần hoàn, biểu thị độ cao của âm thanh mà con người có thể nghe được trong khoảng 20Hz – 20.000Hz.
Tần số âm thanh được viết tắt là AF, đơn vị đo là Hz. Âm càng cao thì tần số âm thanh dao động càng lớn, âm càng thấp (trầm) thì tần số âm thanh dao động càng nhỏ.
Biểu đồ tần số âm thanh
3.2. Tần số dòng điện
Tần số dòng điện có 2 loại phổ biến là tần số dòng điện 1 chiều và tần số dòng điện xoay chiều. Trong đó, tần số dòng điện 1 chiều có biên độ là 1 đường thẳng theo 1 hướng nhất định, cường độ không đổi theo thời gian. Còn tần số dòng điện xoay chiều có biên độ như đồ thị hình sin, di chuyển đối xứng nhau.
Do có tần số như vậy nên dòng điện 1 chiều thường sử dụng làm pin, ắc quy để khởi động xe máy, ô tô…; điện xoay chiều dùng trong tivi, tủ lạnh, máy giặt…
3.3. Tần số ánh sáng
Tần số ánh sáng là sóng điện từ của các từ trường dao động trong 1 không gian. Tần số ánh sáng được xác định dựa trên màu sắc.
Theo đó, một số loại tần số ánh sáng mà con người thường biết tới là: Sóng điện từ, sóng radio, bức xạ hồng ngoại, lò vi sóng, tia X, tia gamma…
3.4. Tần số quét màn hình
Tần số quét màn hình là số lần trong khoảng thời gian một giây màn hình được cập nhật. Do đó, hình ảnh mà mắt người nhìn thấy trên màn hình tivi, điện thoại, laptop… không phải là hình động mà là hình tĩnh được hiển thị với tốc độ cao.
Tần số quét màn hình càng lớn thì hình ảnh nhìn được càng rõ nét hơn.
3.5. Tần số bộ xử lý
Tần số bộ xử lý là chu kỳ của CPU có thể thực hiện được trên mỗi giây. Tần số này là đơn vị đo tốc độ xung nhịp vi xử lý của máy tính.
Tần số bộ xử lý càng cao thì CPU càng mạnh, thao tác càng mượt và trơn tru hơn.
Chip xử lý tín hiệu
4. Một số bảng tần số phổ biến hiện nay
4.1. Bảng tần số âm thanh
Tần số |
Mô tả |
16 – 32Hz |
Âm thanh dưới khả năng nghe của con người, là nốt thấp nhất của đàn organ |
32 – 512Hz |
Âm thanh con người nghe được ở dạng âm trầm |
512 – 2048 Hz |
Âm thanh con người nghe ở mức âm thanh bình thường |
2048 – 8192 Hz |
Âm thanh con người nghe được ở dạng âm cao |
8192 – 16384 Hz |
Âm thanh con người nghe gây chói tai |
16384 – 32768 Hz |
Âm thanh vượt quá khả năng nghe của con người |
4.2. Bảng tần số ánh sáng
Tần số |
Mô tả |
≥ 30 EHz |
Tia gamma |
30 EHz - 30 PHz |
Tia X |
30 PHz - 790 THz |
Tia tử ngoại |
790 THz - 430 THz |
Ánh sáng con người nhìn thấy |
430 THz - 300 GHz |
Tia hồng ngoại |
300 GHz - 300 MHz |
Lò vi sóng |
300 GHz - 3 Hz |
Sóng radio |
5. Công thức tính tần số
5.1. Công thức tính tần số dựa vào bước sóng
Trong trường hợp vận tốc dao động và bước sóng được biết trước thì tần số được tính theo công thức sau:
f = V / λ
(Trong đó: f là tần số; V là vận tốc sóng; λ là bước sóng)
5.2. Công thức tính tần số dựa vào tần số sóng điện từ trong chân không
Do môi trường chân không vận tốc sóng không bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nào nên tần số được tính theo công thức sau:
f = C/ λ
(Trong đó: f là tần số; C là vận tốc ánh sáng; λ là bước sóng)
5.3. Công thức tính tần số dựa trên thời gian hoặc chu kỳ
Trong trường hợp biết được chu kỳ thời gian hoàn thành một dao động thì tần số được tính theo công thức sau:
f= 1/T
(Trong đó: f là tần số; T là chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động)
5.4. Công thức tính tần số dựa trên tần số góc
Trong trường hợp biết được tần số góc của một sóng thì tần số được tính theo công thức sau:
f = ω/(2π)
(Trong đó: f là tần số chuẩn; ω là tần số góc; π là hằng số pi có giá trị khoảng 3,14)
Trên đây là những thông tin liên quan đến tần số mà Audio Hải Hưng mang đến. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về tần số và những nội dung xoay quanh tần số. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ Audio Hải Hưng theo hotline 0932060286 hoặc website https://lapdatamthanh.com/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.