Những lưu ý quan trọng khi chọn loa phát thanh cho nhà xưởng

Bạn đang cần lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng của mình nhưng chưa biết nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt như thế nào, địa chỉ lắp đặt uy tín ở đâu? Hãy cùng Audio Hải Hưng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh

1. Lý do chọn loa phát thanh cho nhà xưởng:

Loa phát thanh hay còn gọi là loa phóng thanh, loa nén. Dòng loa này được sử dụng ở nhiều nơi có diện tích rộng, đông người, để truyền một nguồn thông tin đến các khu vực mà loa phát thanh có thể truyền âm đến. Nó có thể khuếch đại âm thanh cho nhiều người cùng nghe thấy rõ ràng dù ở khoảng cách xa.

Do đó, loại loa này thường được các nhà xưởng ưa chọn để sử dụng trong hệ thống thông báo của mình nhằm đưa thông tin nhanh, rõ ràng, chính xác nhất đến các công nhân. Điều này giúp cho thông tin cần phải truyền đến công nhân không bị mất nhiều thời gian, đem lại hiệu quả cao hơn khi truyền thông tin miệng đến từng người trong một không gian rộng và nhiều người như các nhà xưởng.

2. Cấu tạo của loa phát thanh cho nhà xưởng:

So với các dòng loa khác thì loa phát thanh thường có cấu tạo đơn giản hơn. Thông thường loa phát thanh gồm các bộ phận:

2.1. Củ loa

Củ loa nén là bộ phận dùng để chuyển đổi năng lượng, có chóp bằng nhựa để đảm bảo cho những linh kiện, vi mạch bên trong. Củ loa có vai trò quan trọng nhất của loa phát thanh, nó giữ vai trò nhận và phát tín hiệu âm thanh để truyền ra ngoài nên nó quyết định chất lượng âm thanh phát ra của loa.

2.2. Vành loa

Vành loa phát thanh có dạng hình nón để giúp âm thanh phản xạ và khuếch đại xa hơn. Để định hướng phóng âm thanh, vành loa phát thanh được gắn sẵn một thanh trung tâm. Thông thường vành loa được làm bằng chất liệu bền và khả năng chịu lực tốt như hợp kim nhôm không gỉ để có thể chống va đập, hoạt động mạnh mẽ tại nhiều không gian khác nhau.

2.3. Côn loa

Côn loa thường được gọi là coli loa, là cuộn âm của loa được cấu thành từ dây kim loại và được cuộn tròn thành hình trụ đứng với vô số vòng khác nhau. Từ đó sản sinh ra từ trường để đêm đến âm thanh có chất lượng tốt hơn.

2.4. Nam châm từ

Loa phóng thanh có nam châm từ hình trụ hoặc hình tròn, được đặt trong củ loa. Chúng có 2 cực được lồng vào nhau, cực S ở xung quanh và cực N ở giữa để tạo khe có từ trường mạnh. Khe từ trường này sẽ được nối với vành loa nhờ một cuộn dây, tại vành loa sẽ được đỡ bằng gân cao su mềm, điều này giúp dao động dễ dàng ra vào để tạo ra âm thanh.

2.5. Màng loa

Màng loa có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng thông thường thì mang loa được làm từ chất liệu nhựa ép với vải. Trên màng loa là các màng nhện, cuộn dây…

2.6. Giá đỡ

Các giá đỡ của loa được thiết kế với các ốc vít và khung kim loại có chất lượng và độ bền cao. Với thiết kế đơn giản này, giá đỡ sẽ giúp loa phát thanh dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí, nhiều trường hợp khác nhau.

3. Nguyên lý hoạt động của loa phát thanh cho nhà xưởng

Nguyên lý hoạt động của loa phát thanh cho nhà xưởng là tạo ra sóng âm lớn, truyền xa hơn so với âm gốc. Theo đó, loa sẽ nhận tín hiệu âm thanh ở dạng sóng điện từ (tín hiệu âm thanh nguồn) sau đó truyền qua bộ khuếch đại âm thanh của loa phóng thanh (Amply). Từ đây Amply sẽ thực hiện khuếch đại tín hiệu để tạo ra những sóng âm tương ứng để truyền tới loa. Các sóng âm này khi tới loa sẽ dao động và tái tạo ra âm thanh gốc ban đầu rồi phát tới tai các công nhân trong nhà xưởng.

4. Hướng dẫn cách lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng

  • Để lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng thì đầu tiên cần lựa chọn vị trí không gian lắp đặt và loa phát thanh phù hợp cho nhà xưởng của bạn. Nên chọn các loại loa phát thanh có công suất phù hợp với không gian nhà xưởng để đảm bảo chất lượng âm thanh phát ra.
  • Tiếp đến là cần tạo được sơ đồ lắp đặt hệ thống loa phát thanh cho nhà xưởng của bạn một cách phù hợp nhất. Đặc biệt, nếu hệ thống loa phát thanh của bạn có sử dụng Amply thì khi thiết lập sơ đồ lắp đặt cần đảm bảo các thiết bị kết nối với nhau hoạt động tốt và ổn định nhất.
  • Khi đã có được sơ đồ lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng của bạn thì tiến hành thực hiện đấu nối các loa phát thanh theo sơ đồ đã tạo. Loa cần được lắp trên cao và góc loa đặt sao cho phù hợp và nên đấu nối lần lượt từng loa một trong hệ thống loa phát thanh nhà xưởng và đúng kỹ thuật để đảm bảo các loa này hoạt động trong nhà xưởng được tốt nhất.
  • Đấu nối xong các loa phát thanh với nhau thì tiếp tục thực hiện đấu loa phát thanh với các thiết bị khác trong hệ thống âm thanh thông báo nhà xưởng. Các thiết bị khác trong hệ thống như cực đẩy phóng thanh hoặc Amply phải có công suất phù hợp với dàn loa phát thanh để đảm bảo chất lượng âm thanh.
  • Sau khi đã đấu nối xong các thiết bị với nhau thì bạn cần kiểm tra lại hệ thống đấu nối dàn loa phát thanh của mình trong nhà xưởng đã hoạt động tốt chưa để có thể chỉnh sửa kịp thời.

Sơ đồ mô phỏng hệ thống loa phát thanh nhà xưởng
Sơ đồ mô phỏng hệ thống loa phát thanh nhà xưởng

5. Nguyên tắc khi lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng?

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tạo được âm thanh có chất lượng tốt nhất thì khi lắp đặt hệ thống loa phát thanh cho nhà xưởng cần:

  • Chọn không gian lắp đặt loa phát thanh cho phù hợp. Vì loa phát thanh có độ phóng âm lớn nên cần tránh lắp các loa phát thanh tại nơi có nhiều vật cản. Bên cạnh đó, khi lắp loa phát thanh ở nhà xưởng không nên lắp 2 loa phát thanh ở đối lập nhau, nó sẽ khiến cho chất lượng âm thanh bị giảm đi và khiến loa của bạn nhanh bị hỏng.
  • Cần chọn công suất loa phát thanh phù hợp với mục đích và không gian sử dụng của nhà xưởng.
  • Nhất định phải đấu loa phát thanh theo sơ đồ để đảm bảo cả hệ thống âm thanh thông báo trong nhà xưởng được hoạt động tốt và âm thanh phát ra được đảm bảo chất lượng.

6. Tiêu chuẩn để lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng chất lượng?

  • Dàn loa phát thanh, Amply, cục đẩy công suất phóng thanh… phải được bố trí khoa học.
  • Khi đấu nối loa và các thiết bị cần đảm bảo đường đi dây đấu nối được gọn gàng, các loa phát thanh được lắp đặt đều nhau để âm thanh phát ra tại nhà xưởng được đồng đều, đảm bảo đem lại âm thanh đầy đủ, chất lượng tới mọi không gian yêu cầu.
  • Phải tạo được hệ thống âm thanh phát ra từ loa rõ ràng, to nhưng không khiến các công nhân trong nhà xưởng bị khó chịu.
  • Hệ thống loa phát thanh không bị ảnh hưởng bởi các loại sóng khác, có thể hoạt động bền bỉ, ổn định.
  • Tránh tuyệt đối không lắp đặt hai loa phát thanh đối lập nhau vì nó có thể phản âm khi phát âm thanh, thậm chí là dẫn tới hỏng loa.
  • Cần sử dụng biến áp khi đấu nối loa phóng thanh để có thể hoạt động tốt hơn. Thiết bị biến áp giúp đấu loa an toàn, có thể quản lý hệ thống loa của nhà xưởng và bảo vệ các thiết bị trong hệ thống âm thanh thông báo nhà xưởng khỏi các sự cố cháy nổ đáng tiếc có thể xảy ra.

7. Một số thương hiệu loa phát thanh cho nhà xưởng phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay người dùng có thể lựa chọn loa phóng thanh từ nhiều thương hiệu khác nhau cho nhà xưởng của mình như TOA, Bosch, Ahuja, ITC…

  • Loa phóng thanh TOA

  • Loa phóng thanh Bosch

  • Loa phóng thanh Ahuja

  • Loa phóng thanh ITC

 

8. Cần tìm đến địa chỉ nào để lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng. Thế nhưng để tìm được một đơn vị uy tín, cung cấp các thiết bị chất lượng không phải là điều dễ dàng.

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối các thiết bị âm thanh thông báo nhà xưởng và các không gian khác, Audio Hải Hưng tự tin mang đến cho khách hàng những dòng loa tốt nhất cho nhà xưởng của bạn như loa phóng thanh, loa âm trần, loa treo tường… Khi lựa chọn mua và lắp đặt các sản phẩm tại Audio Hải Hưng, khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng hàng chính hãng, đảm bảo uy tín. Bên cạnh đó, tại Audio Hải Hưng có đội ngũ nhân viên tư vấn và lắp đặt có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn chọn và lắp đặt được hệ thống loa phù hợp với hệ thống nhà xưởng của bạn cũng như các không gian khác.

Liên hệ ngay Audio Hải Hưng theo hotline 0932060286 hoặc website https://lapdatamthanh.com/ để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt loa phát thanh cho nhà xưởng của bạn nhanh nhất.