Tổng hợp các nút gạt sau cục đẩy và chức năng, cách sử dụng
Hệ thống các nút gạt sau cục đẩy công suất quá nhiều khiến những người dùng mới băn khoăn và không biết chúng có tác dụng gì. Vậy thì hãy để Audio Hải Hưng giúp bạn giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Tổng hợp các nút gạt sau cục đẩy công suất:
1.1. Nút gạt Bridge - Parallel - Stereo:
Đây là một trong các nút gạt sau cục đẩy công suất thường thấy nhiều nhất. Với mỗi chế độ sẽ có cơ chế hoạt động, chất lượng âm thanh và phù hợp với từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chế độ Bridge:
Đây là chế độ âm thanh mono phát ra từ một điểm cố định; tức là các loa sẽ phát ra âm thanh giống nhau. Khi bật Bridge, công suất tải có thể tăng gấp 2 lần so với công suất bình thường nên thường không chạy khi có tải trở kháng thấp vì có thể gây nguy hiểm.
Chúng được nhà sản xuất khuyên dùng ở mức 8ohms, phù hợp với loa sub đôi hoặc dàn loa sub đôi, loa array hoặc loa hội trường có công suất lớn. Lực âm thanh tạo thành rất lớn, giúp tiếng trầm căng và có uy lực mạnh mẽ.
Nút gạt Bridge - Parallel - Stereo được thể hiện qua hình ảnh
- Chế độ Parallel:
Parallel cũng là cổng âm thanh mono như Bridge nhưng có cơ chế hoạt động trái ngược hoàn toàn. Bridge là dạng đấu nối tiếp nhưng Parallel lại là cổng song song. Tức là khi cấp tín hiệu ở một đường thì đường kia cũng nhận được nên bạn không phải lo tình trạng âm thanh bị trễ hay bị hao hụt.
Parallel cho phép người dùng có thể đấu ghép nhiều cặp loa với nhau và chúng sẽ làm giảm tổng trở xuống thấp, thậm chí là 1 - 2 ohm. Vì vậy, chế độ này thường được sử dụng trong những không gian lớn và có ít thiết bị khuếch đại.
Tại gia đình, cổng Parallel cũng ít được ứng dụng nên không có nhiều người dùng quan tâm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nâng cấp hệ thống hoặc dùng thêm loa vào hệ thống thì có thể cân nhắc sử dụng chế độ này nhé!
- Chế độ Stereo:
Stereo là chế độ được dùng phổ biến nhất trên nút gạt điều chỉnh âm thanh sau cục đẩy. Chúng có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, 1 vào 1 ra hoặc 2 vào 2 ra, kiểu như vào ở đâu thì ra ở đó.
Stereo thường được sử dụng ở dàn âm thanh có 2 vế loa. Thông thường, Stereo được nhà sản xuất công bố với mức trở kháng từ 2 - 4 - 8ohms tương ứng với loa. Người dùng nên căn cứ vào thông số này để lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1.2. Nút gạt Sensitivity:
Trong các nút gạt sau cục đẩy công suất, Sensitivity cũng là một nút điều chỉnh khiến nhiều người dùng hoang mang. Sensitivity cho phép bạn có thể điều chỉnh độ nhạy ngõ vào để tăng/ giảm công suất loa. Từ đó, giúp loa phát ra âm thanh hay nhất, căng nhất cũng như bảo vệ độ bền cho loa.
Trên nút gạt Sensitivity, ta sẽ nhìn thấy 3 thông số, đó là: 1V, 0.775V và 1.4V. Nguyên lý hoạt động của nút gạt này như sau:
-
Khi ta đưa vào cục đẩy cùng mức volume, cùng tín hiệu và dùng cùng một loa. Nếu bạn để độ nhạy là 0.775V thì âm lượng cho ra sẽ lớn hơn 1V. Tương tự, nếu gạt độ nhạy là 1V thì âm lượng sẽ lớn hơn 1.4V. Tính năng này vô cùng quan trọng nếu như công suất thực của loa nhỏ hơn so với công suất cực đẩy; bởi nếu chỉnh quá có thể làm cháy loa.
-
Khi đưa tín hiệu vào cục đẩy đạt các mức 0.775V, 1V hoặc 1.4V thì cục đẩy sẽ phát huy hết công dụng của nó, mang lại trải nghiệm thú vị khi sử dụng.
Nút gạt Sensitivity ở mặt đằng sau cục đẩy
1.3. Nút gạt Hi - Pass và Lo - Pass:
Tiếp theo trong danh sách các nút gạt sau cục đẩy mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc là Hi - Pass và Lo - Pass. Trong đó, Hi - Pass là chế độ lọc bỏ qua phần cao; tức là bất cứ tín hiệu âm thanh nào dưới dải tần chỉ định sẽ bị giảm đi; còn những dải tần cao hơn sẽ được giữ nguyên.
Ngược lại, Lo - Pass là lọc bỏ qua phần trầm. Những tín hiệu âm thanh có dải tần cao hơn so với mức chỉ định sẽ bị cắt đi.
Thông thường, Hi - Pass và Lo - Pass có thể cắt khoảng từ -6dB đến -18dB trong một quãng tám.
Hi - Pass và Lo - Pass dùng để lọc tần số trong hệ thống âm thanh
1.4. Nút gạt Grounding:
Trong các nút gạt sau cục đẩy công suất mà người dùng cần hiểu rõ không thể bỏ qua Grounding với hai chế độ ON và OFF. Ở một số dòng cục đẩy cũ nút gạt này được thiết kế với hai chế độ là ground (tương ứng với ON) và lift (tương ứng với OFF).
Grounding được dùng để thao tác nối đất cho cục đẩy. Trong một số trường hợp, chúng có nhiệm vụ hạn chế tình trạng rò rỉ điện cho thiết bị, bảo vệ an toàn cho người dùng. Đồng thời, giúp âm thanh tạo ra tạo ra rõ ràng và trong trẻo hơn, không bị rè.
Khi muốn thiết bị nối đất, bạn chỉ cần gạt nút gạt sang chế độ Ground hoặc ON. Còn không thì để ở chế độ OFF/ Lift.
Nút gạt Grounding rất dễ sử dụng
1.5. Nút gạt Limiter:
Nhiệm vụ của Limiter là hạn chế tình trạng méo tiếng, hú rít và quá tải trong chuỗi tín hiệu âm thanh. Đồng thời cũng bảo vệ tuổi thọ cho cục đẩy khi âm thanh bị vặn ở mức to nhất.
Nút gạt Limiter và Grounding sau cục đẩy công suất
2. Địa chỉ bán cục đẩy công suất uy tín, chính hãng?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh, Audio Hải Hưng tự hào mang đến cho bạn các sản phẩm cục công suất chất lượng và có giá bán tốt nhất. Tất cả sản phẩm đều được chúng tôi nhập khẩu chính ngạch, có đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ.
Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất. Hình thức thanh toán linh hoạt, chế độ bảo hành lâu dài và miễn phí giao hàng nhiều khu vực.
Ngoài cục đẩy, Hải Hưng còn phân phối nhiều thiết bị âm thanh khác như loa, amply, micro, vang số,....
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về chức năng các nút gạt sau cục đẩy công suất. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay đang quan tâm đến main công suất nào của Hải Hưng thì hãy liên hệ đến chúng tôi theo hotline 0977 060 286 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!