Âm thanh nổi là gì? Phân biệt âm thanh nổi với âm thanh vòm

Để đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn tại nhà nhiều người đã lựa chọn và sử dụng hệ thống âm thanh nổi. Vậy, âm thanh nổi là gì? Ưu - nhược điểm? Phân biệt âm thanh nổi với âm thanh vòm?...Tất cả sẽ được Audio Hải Hưng giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Xem nhanh

1. Âm thanh nổi là gì?

Âm thanh nổi (Stereo Sound) là hệ thống chỉ có 2 loa phát ra âm thanh và được bổ sung bởi loa trầm phụ thứ ba để tái tạo âm thanh từ dải âm trầm, tháp. Âm thanh nổi thường được sử dụng để ghi âm, chơi nhạc cụ ở phòng thu hay tại các buổi hòa nhạc.

Nói cách khác, âm thanh nổi là một trong những kỹ thuật trong sản xuất âm nhạc và âm thanh, được thể hiện bởi hệ thống gồm có 2 loa phát ra âm thanh và được bổ sung bởi 1 âm trầm phụ thứ 3 mang tới âm thanh chân thực nhất cho người nghe.

Hệ thống âm thanh nổi giúp bạn cảm nhận được không gian, vị trí của âm thanh nhờ việc di chuyển qua lại giữa hai loa và bạn dễ dàng biết được âm thanh phát ra từ loa nào. Nhờ đó, mang đến những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời khi nghe nhạc, xem phim, chơi game,...

Âm thanh nổi hay còn gọi là Stereo Sound
Âm thanh nổi hay còn gọi là Stereo Sound

2. Ưu - nhược điểm của âm thanh nổi:

2.1. Ưu điểm của âm thanh nổi

  • Chi phí hợp lý: Chi phí sở hữu hệ thống âm thanh nổi thấp hơn so với các hệ thống âm thanh khác, nhất là âm thanh vòng. Vậy nên, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người dùng Việt.
  • Thiết lập dễ dàng: Việc thiết lập âm thanh nổi rất dễ dàng, không cần nhiều loa nên dù bạn chưa từng tiếp xúc với hệ thống âm thanh vẫn có thể tự mình kết nối, thiết lập và quản lý.
  • Dễ dàng thay đổi, nâng cấp: Sử dụng hệ thống âm thanh nổi bạn cũng không cần quá lo lắng khi nâng cấp hay thay đổi vị trí vì hệ thống âm thanh này không quá phức tạp, dễ dàng thực hiện.
  • Âm thanh rõ ràng, chân thực: Hệ thống âm thanh nổi mang đến âm thanh rõ ràng, trung thực.
  • Lý tưởng cho những người yêu âm nhạc: Có thể bạn chưa biết, âm nhạc được ghi dưới dạng âm thanh nổi, được đánh giá là phương pháp truyền tải và tạo âm nhạc phổ biến nhất. Do đó, đây là sự chọn lựa tuyệt vời cho những ai yêu thích âm nhạc.
  • Không yêu cầu xử lý dây: Trong hệ thống âm thanh nổi không yêu cầu nhiều loa nên việc quản lý cap không quá phức tạp và bạn cũng không cần phải lo lắng về việc dây sẽ đi đến đâu và làm sao để giữ cho dây dẫn luôn sạch sẽ.

2.2. Nhược điểm của âm thanh nổi

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống âm thanh nổi còn có những hạn chế sau:

  • Không thích hợp sử dụng tại không gian lớn: Âm thanh nổi không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng âm thanh tại hội trường, sân khấu, nhà hát hay hội nghị,...
  • Không đáp ứng được chất lượng âm thanh cao cấp: Hệ thống âm thanh nổi không đáp ứng được chất lượng âm thanh cao cấp, chuyên nghiệp và nhiều hiệu ứng.
  • Trải nghiệm âm thanh kém phong phú: Nếu bạn không sử dụng các bộ điều chỉnh như vang, mixer thì âm thanh nổi khó có thể được tối ưu.
Hệ thống âm thanh nổi phù hợp với không gian nhỏ
Hệ thống âm thanh nổi phù hợp với không gian nhỏ

3. Âm thanh nổi gồm thiết bị gì?

Hệ thống âm thanh nổi gồm nhiều thiết bị khác nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích và ngân sách cá nhân. Trong đó, không thể thiếu:

  • Loa âm nhạc: Là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống âm thanh nổi, thực hiện nhiệm vụ khuếch đại âm thanh tới người nghe, ít nhiều tác động tới sự thành công của hệ thống. Loa trong hệ thống âm thanh nổi có thể là loa karaoke, loa hi-end, loa bookshelf,...
  • Bộ khuếch đại: Giúp cho âm thanh mượt mà, không bị nhiễu, rè hay hú nhờ mạch xử lý âm thanh; đồng thời tăng cường khả năng xử lý âm thanh trước khi đưa ra loa. Bộ khuếch đại âm thanh bao gồm cục đẩy, amply đèn, amply nghe nhạc,...
  • Loa siêu trầm/loa sub: Loa siêu trầm/loa sub sẽ giúp tăng tối đa âm trầm giúp âm thanh phát ra mượt mà, rõ ràng và chân thực hơn. Thiết bị này có học không có trong hệ thống âm thanh nổi.
  • Nguồn âm thanh: Âm thanh nổi có thể được phát ra từ các thiết bị như điện thoại, tivi, máy tính, micro, đầu karaoke,...
  • Bộ giải mã DAC: Tồn tại trong hệ thống âm thanh cao cấp, giúp chuyển đổi tín hiệu mà bộ khuếch đại không giải mã thành tín hiệu âm thanh tương tự thông qua việc chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ nguồn đầu vào sang đọc dữ liệu tệp từ thiết bị.
Các thiết bị có trong hệ thống
Các thiết bị có trong hệ thống

4. Phân biệt âm thanh nổi với âm thanh vòm - Nên lựa chọn loại nào?

Nếu như bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn âm thanh nổi hay âm thanh vòm thì hãy theo dõi bảng so sánh chi tiết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn có quyết định chọn lựa tốt nhất.

Âm thanh nổi

Âm thanh vòm

Được tạo bởi hai kênh

Được tạo bởi nhiều kênh, không giới hạn về số lượng

Là sự chọn lựa lý tưởng cho âm nhạc

Là sự chọn lựa lý tưởng cho phim

Phát nhạc stereo rất tốt

Khả năng phát nhạc stereo không quá tốt

=>> Từ thông tin trên, ít nhiều đã giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn âm thanh nổi hay âm thanh vòm rồi chứ. Nếu như bạn đam mê phim ảnh thì âm thanh vòm là sự chọn lựa phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn làm một game thủ thì hệ thống âm thanh vòm hứa hẹn mang tới cho bạn trải nghiệm tốt nhất.

Trường hợp bạn yêu thích âm nhạc, muốn tạo không gian như phòng thu âm thì hãy lựa chọn âm thanh nổi. Nhiều ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc đã sử dụng hệ thống âm thanh nổi để ghi âm các bài hát.

Quyết định lựa chọn âm thanh nổi hay âm thanh vòm còn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của mỗi người. Mỗi hệ thống lại có ưu - nhược điểm riêng nên bạn hãy lựa chọn dựa theo mục đích, điều kiện tài chính để có hệ thống âm thanh phù hợp nhất.

5. Một số thông tin hữu ích khác về âm thanh nổi

5.1. Nguyên nhân của nguồn âm thanh nổi - ảo là gì?

Khi âm thanh nổi được thiết lập đúng cách thì bạn rất khó có thể nhận biết, cảm nhận được âm thanh đến từ nguồn nào. Nhưng khi nghe âm thanh nổi, có vẻ như âm thanh được phát ra từ khoảng giữa của 2 tai nên các loa của hệ thống âm thanh nổi gần như không phải là nguồn âm thanh rõ ràng. Theo các chuyên gia thì đó là nguồn âm thanh ảo. Điều này có nghĩa là tính giác của chúng ta định vị sai nguồn âm thanh thực tế.

5.2. Vị trí đặt loa âm thanh nổi

Loa trái - phải được đặt ở góc bức tường đối diện với vị trí ngồi của bạn một góc khoảng 30 độ. Không nên đặt thẳng vào tường hoặc góc mà hãy đặt loa cách góc hoặc tường vào inch. Bên cạnh đó, loa trái - phải nên hơi nghiêng một chút để âm thanh hướng tới vị trí nghe chính xác hơn.

Với loa trầm, bạn nên đặt ở bên trái hoặc bên phải của bức tường phía trước hay giữa hai loa phía trước cùng được.

Loa nên đặt ở các góc tường
Loa nên đặt ở các góc tường

5.3. Kinh nghiệm lựa chọn hệ thống âm thanh Stereo Sound

Khi lựa chọn hệ thống âm thanh Stereo Sound bạn cần lưu ý những điều sau:

Mục đích sử dụng: Cần xác định rõ mục đích sử dụng là gì để có sự chọn lựa phù hợp nhất. Âm thanh nổi phù hợp với không gian thu âm hay với những ai mong muốn tận hưởng nhịp điệu âm nhạc tại không gian nhỏ hẹp. Nếu sử dụng tại không gian lớn như sân khấu, hội họp, hội nghị thì bạn nên sử dụng hệ thống âm thanh sân khấu, hội trường.

Chất lượng: Hệ thống âm thanh nổi chất lượng đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư nên cần sử dụng hệ thống tiêu chuẩn để mang tới trải nghiệm tốt nhất. Người dùng cần phải đảm bảo có các thiết bị như cục đẩy, loa, dây kết nối,...chất lượng tốt để phát huy hết công năng sử dụng. Tùy theo nhu cầu, điều kiện tài chính mà bạn lựa chọn những gì tốt nhất!

Không gian sử dụng: Tùy thuộc vào diện tích không gian sử dụng mà bạn lựa chọn số lượng loa, công suất phù hợp. Trường hợp bạn muốn nghe nhạc, hệ thống âm thanh nổi công suất lớn là sự chọn lựa tối ưu nhất.

5.4. Dolby Atmos có phải âm thanh nổi không?

Dolby Atmos là công nghệ âm thanh vòm được phát triển bởi Dolby năm 2012. Hiệu ứng âm thanh của hệ thống được thiết lập để người nghe có thể đắm chìm hơn nhiều so với âm thanh nổi, thậm chí là hơn cả thiết lập âm thanh vòm 5.1 và 7.1. Điều này được thể hiện qua việc tăng thêm chiều sâu, chiều rộng và độ cao của âm tường. Vậy nên, Dolby Atmos không phải âm thanh nổi

5.5. Loa Soundbars là âm thanh nổi?

Là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Loa Soundbars hay iPod, AirPlay, loa Bluetooth đều là nguồn âm thanh đơn âm chứ không phải nguồn âm thanh nổi.

Với các thông tin có trong bài viết “Âm thanh nổi là gì? Phân biệt âm thanh nổi với âm thanh vòm” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website của Audio Hải Hưng để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.