Hướng dẫn Cách sử dụng Mixer Dynacorrd CMS 1000
Audio Hải Hưng, xin giới thiệu Hướng dẫn Cách sử dụng Mixer bàn trộn Dynacorrd CMS 1000. Giúp các bạn có thể chủ động năm bắt kiến thức sử dụng Hệ thống ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp
Xem nhanh
Hệ thống âm thanh sân khấu bao gồm: Nguồn phát nhạc (máy tính, đầu đĩa, smartphone…), bàn trộn âm thanh (mixer), bộ xử lý kỹ thuật số, các amplifier và hệ thống loa.
Trước khi bật nguồn cho hệ thống, nhớ kiểm tra và điều chỉnh fader master về vị trí thấp nhất, tránh tình trạng tâm thanh đột ngột làm ảnh hưởng tới loa và người nghe.
Sơ đồ kết nối hệ thống sân khấu
Trước khi bật nguồn cho hệ thống, nhớ kiểm tra và điều chỉnh fader master về vị trí thấp nhất, tránh tình trạng tâm thanh đột ngột làm ảnh hưởng tới loa và người nghe.
Sơ đồ kết nối hệ thống sân khấu
- Bộ điều khiển kỹ thuật số đã được cài đặt các thông số chuẩn nhất và tự động nhận dạng tín hiệu đầu vào để đưa ra cấu hình âm thanh tối ưu, do đó ta không cần điều chỉnh thiết bị này, chỉ cần bật nguồn cho thiết bị.
- Các amplifier đã được tùy chỉnh tới mức âm lượng tối ưu, do đó cũng không cần điều chỉnh các thiết bị này. Nếu cần tăng âm lượng cho loa nào đó, có thể xoay núm chỉnh âm lượng vế tương ứng cho loa nhưng chỉ nên chỉnh âm lượng khoảng 75% mức âm lượng tối đa của mỗi vế. Nếu tăng âm lượng quá lớn sẽ vượt quá công suất tối đa của loa làm cháy, hỏng thiết bị.
Các thao tác điều khiển mixer bàn trộn Dynacorrd
1. MIC - Giắc vào cho Microphone Đây là đường vào đối xứng cho Micro theo chuẩn XLR( Canon). Tất cả các loại Micro đều có thể thế nối vào bàn trộn thông qua giắc này và theo kiểu nối dây như hình dưới : Nếu một Micro tụ điện (Condenser Micro) được kết nối thì ta phải bật công tắc nguồn điện PHATOM để cấp điện cho Micro hoạt động Lưu ý: Phải bảo đảm việc cắm Micro trước khi bật nguồn PHATOM cũng như tắt nguồn này trước khi tháo Micro 2. LINE- Giắc vào cho các thiết bị khác(CD/DVD, nhạc cụ…) Đường vào đối xứng chuẩn 6ly cho các thiết bị có độ nhạy cao như : các loại nhạc cụ điện tử, đàn Organ điện tử, đàn Guitar điện, trống điện tử, CD/DVD, Cassette… Có thế chấp nhận các loại giắc đối xứng (balanced) và không đối xứng (unbalanced). Lưu ý: - Không nên cắm cả hai đường vào Mic và Line cùng lúc sẽ làm cho tín hiệu âm thanh bị triệt tiêu. - Khi đấu nối các thiết bị đầu vào hãy kiểm tra cần gạt (Fader) của kênh hoặc của Master ở tình trạng tối thiểu để tránh âm thanh vào quá lớn làm ảnh hưởng đến thiết bị và người nghe. 3. INSERT- Giắc vào/ra cho thiết bị xử lý tín hiệu Giắc Stereo này dùng để kết nối với các thiết xử lý tín hiêu ngoại vi như :Equalizer, Limiter, Compressor. Đấu nối theo kiểu chữ Y với sơ đồ như sau : |
4. GAIN – Điều chỉnh độ nhạy đầu vào Triết áp xoay để chỉnh độ nhạy đầu vào của Mic/Line dùng để hiệu chỉnh mức độ tín hiệu cho vào xử lý bên trong bàn trộn. Bằng việc hiệu chỉnh này ta sẽ được một nguồn tín hiệu vào đủ lớn để bàn trộn có thế xử lý được. Cách hiệu chỉnh như sau : - Đưa núm Gian và Fader của kênh mà ta muốn chỉnh về vị trí nhỏ nhất. - Kết nối các thiết bị nguồn âm Micro, CD, nhạc cụ… vào giắc đầu vào Mic hoặc Line - Bắt đầu phát âm từ thiết bị ở mức độ to nhất được sử dụng ( Nói, hát hoặc chơi nhạc cụ ở mức độ lớn nhất) - Trong khi đó hiệu chỉnh triết áp Gain xuôi chiều kim đồng hồ để thấy được tín hiệu nhấp nháy ở đèn báo SIG và không bị báo đỏ ở đèn PEAK khi ta nói lớn nhất. Trên đây là cách chính cơ bản để lấy được mức độ tín hiệu tốt nhất cho bàn trộn. 5. LO CUT 80Hz – Công tắc lọc âm trầm Nếu công tắc này được tác động, dải tần số trầm dưới 80Hz của tín hiệu âm thanh sẽ được loại bỏ. Trong hầu hết các trường hợp, công tắc này rất hữu dụng để loại bỏ âm trầm không cần thiết cho giọng người. 6. VOICE FILTER – Bộ lọc cho giọng hát Nếu công tắc này được tác động một chức năng lọc cho Micro sẽ được kích hoạt, chức năng này sẽ tăng cường âm cao trong khi giảm bớt một số âm trung, rất hữu dụng để làm giọng hát nổi bật hơn. Chức năng này không chỉ áp dụng cho giọng người mà còn rất tốt cho các nhạc cụ kèn như Sax, Clarinet…Hãy thử áp dụng chức năng này trong khi bạn sáng tạo âm nhạc. 7. EQUALIZER – Bộ hiệu chỉnh tần số Bộ hiệu chỉnh tần số cho phép thay đổi màu sắc của âm thanh, làm âm thanh sắc nét hơn, trầm ấm hơn…. Bộ hiệu chỉnh được chia là 3 dải băng tần : - Cao (Hi) để chỉnh tần số cao làm cho âm thanh sáng hơn, sắc nét hơn - Trung (Mid) với dải tần từ 100Hz đến 8kHz để chỉnh cho các tần số trung âm làm cho âm thanh rõ ràng hơn, nhưng nhiều lúc trung âm lại là các âm xấu nêu có thể phải giám bớt. - Trầm (Lo) là hiệu chỉnh tần số trầm làm cho âm thanh ấm hơn Cách hiệu chỉnh : - Đẩy cần Fader xuống một chút để tránh rú rít - Xoay núm Mid ở vị trí từ khoảng +9dB….15dB - Sau đó thay đổi núm tấn số (kHZ) chậm chậm từ trái qua phải - Trong khi đó lắng nghe bạn sẽ thấy tại một sổ điểm âm thanh sẽ hay hơn hoặc tệ hơn. - Hãy dừng núm điều chỉnh tần số (kHz) tại điểm mà bạn cảm thấy âm thanh hay hơn hoặc tệ hơn sau đó sử dụng núm Mid để tinh chỉnh tăng thêm hoặc giảm bớt tần số đó cho đến khi hài lòng. - Sau đó có thể tăng hoặc giảm thêm các tần số Hi và Lo để đạt được kết quả cuối cùng. 8. AUX/FX 1/2 – Điều chỉnh đường ra phụ/ bộ tạo hiệu ứng 1/2 Các núm vặn này để điều phối tín hiệu ra các đường ra AUX 1/2 OUT hoặc đưa âm thanh vào bộ tạo hiệu ứng bên trong bàn trộn. Tín hiệu sẽ được lấy ra từ sau tín hiệu của Fader - POST FADER – do vậy tín hiệu này sẽ bị chi phối bởi cần Fader trước khi qua núm AUX để đưa ra ngoài hoặc đưa vào bộ tạo hiệu ứng. Với núm AUX/FX này ta có thể dễ dàng tạo ra được các hiệu ứng giọng hát thông qua bộ hiệu FX1/2. Trong trường hợp không muốn sử dụng bộ FX bên trong thì ta có thể đưa tín hiệu ra ngoài qua đường giắc AUX1/2 Out 9. AUX/FX 3/4 – Điều chỉnh đường ra phụ AUX 3/4 Các núm này sẽ điều phối tín hiệu ra các đường ra phụ AUX 3/4 với mục đích đưa tín hiệu ra cho kiểm tra trên sân khấu hoặc với mục đích khác cần tín hiệu từ bàn trộn. Bằng cách chọn công tắc AUX PRE/POST ta có thế lấy tín hiệu trước (FRE) hoặc sau (POST) cần Fader của kênh. 10. PAN – Điều chỉnh trái/phải của tín hiệu Chức năng của núm này để xác định tình trạng tín hiệu trái/phải trong trường âm Stereo. Khi đặt ở vị trí trung tâm thì tín hiệu sẽ được đưa ra đều nhau ở cả bên trái và bên phải. 11. MUTE – Ngắt tín hiệu Công tắc này sẽ ngắt toàn bộ tín hiệu của kênh đó. Chức năng này được sử dụng khi ta muốn ngắt tạm thời tín hiệu không cho ra hệ thống âm thanh. 12. PFL (Pre Fader Listen) – Kiểm tra tín hiệu trước Fader Nếu tác động công tắc này tín hiệu sẽ được đưa ra đường Tai nghe (Headphone) để kiểm tra tín hiệu của kênh hiện hành trước khi qua Fader của kênh. Sử dụng nút này trong trường hợp muốn kiểm tra tín hiệu hiện tại của kênh mà không làm ảnh hướng đến toàn bộ tín hiệu đang được trộn âm. Ví dụ trường hợp có một buổi họp mà cần phải có thêm một Micro, sau khi kết nối Micro trong khi Fader vẫn đang ở vị trí thấp nhất có nghĩa là sẽ không có tín hiệu ra loa, ta nhấn nút PFL này rồi sau đó nói vào Micro để kiểm tra mức tín |
13. SIGNAL/PEAK – Đèn hiên thị tín hiệu mức/tín hiệu đỉnh Đây là các đèn báo tín hiệu đầu vào. Đèn báo PK (PEAK) sẽ hiển thị mầu đỏ khi tín hiệu bắt đầu có chiều hướng quá tải, ở tình trạng tín hiệu bình thường thì đèn SIG sẽ nhấp nháy theo nhịp của tín hiệu đưa vào, nếu đèn này không nháy thì có khả năng tín hiệu quá yếu lúc đó có thể ta phải tăng Gian ở núm GIAN lên để đảm bảo đèn SIG phải nhấp nháy khi có tín hiệu, mặt khác nếu thấy đèn PK nháy có nghĩa là tin hiệu đã bắt đầu quá tải ta phải lập tức điều chỉnh GIAN xuống dần dần để đảm mức tín hiệu lớn nhất cũng không làm đèn PK nhấp nháy. Đèn SIG sẽ nháy khi tín hiệu ở mức độ trên -30dB và đèn PK là trên –6dB. Luôn theo dõi tín hiệu của từng đường qua các đèn này là cách làm rất tốt đối với người cán bộ kỹ thuật trên bàn trộn, luôn đảm bảo tín hiệu của từng đường trong tầm kiểm soát thì sẽ đảm bảo cho buổi biểu diễn thành công. 14. FADER – Điều chỉnh âm lượng to nhỏ Đây là cần (Fader) điều chỉnh mức độ tín hiệu to nhỏ cho từng kênh riêng biệt đưa ra đường trộn tổng (Master). Fader này nên để ở trong khoảng từ -5dB đến 0dB là khoảng âm lượng tạo sự khác biệt giữa các kênh liên quan đến nhau và âm lượng cuối cũng sẽ được quyết định bởi Master Fade. Mặc dù ta có thể tăng Fader lên mức +10dB nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn chỉ nên tăng tối đa đến mức +5dB và cũng chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt mà thôi. 15. MIC - Giắc vào cho Microphone Tương tự như các giắc đường vào Mono. Xem thêm phần Mic đường vào Mono 16. STEREO INPUT L/mono R - Giắc vào cho các thiết bị Stereo Tương tự như đường vào Line nhưng đây là đường vào cho các thiết bị kết nối Stereo. Xem thêm phần các đường vào Line Mono Lưu ý: Nếu muốn kết nối thiết bị Mono vào thì phải cắm vào giắc ký hiệu L/MONO. 17. GAIN MIC – Điều chỉnh độ nhạy đầu vào Tương tự như núm chỉnh GAIN ờ phần đường vào Mono. Lưu ý: Chỉ có tác dụng đối với các thiết bị cắm vào giắc XLR. 18. LINE TRIM – Điều chỉnh độ nhạy đầu vào cho đường Line Tương tự như núm chỉnh GAIN cho phần đầu vào Micro chuẩn giắc XLR, núm điều chỉnh này chỉ có tác dụng với các thiết bị cắm vào đường L/MONO R. 19. EQUALIZER – Bộ hiệu chỉnh tần số Tương tự như bộ hiệu chỉnh tần số của đầu vào MONO Input, chỉ có sự khác biệt là tần số trung (MID) sẽ cố đỉnh ở một tần số 2.4kHz chứ không thể chuyển được sang các tần số khác như kênh MONO. 20. AUX/FX 1/2 – Điều chỉnh đường ra phụ/bộ tạo hiệu ứng 1/2 Xem thêm phần giải thích của AUX/FX 1/2 của đường vào MONO 21. AUX 3/4 – Điều chỉnh đường ra phụ 3/4 Xem thêm phần giải thích của AUX/FX 3/4 của đường vào MONO 22. BAL – Cân bằng tín hiệu trái/phải Tương tự như núm PAN của đường vào MONO sử dụng để cân bằng tín hiệu cho loa trái/phải 23. MUTE – Ngắt tín hiệu Công tắc này sẽ ngắt toàn bộ tín hiệu của kênh đó. Chức năng này được sử dụng khi ta muốn ngắt tạm thời tín hiệu không cho ra hệ thống âm thanh. 24. PFL (Pre Fader Listen) – Kiểm tra tín hiệu trước Fader Tương tự như PFL của đường vào MONO 25. SIGNAL/PEAK – Đèn hiên thị tín hiệu mức/tín hiệu đỉnh Tương tự các đèn tín hiệu của đường vào MONO 26. FADER – Điều chỉnh âm lượng to nhỏ (Tương tự như Fader của đường vào Mono) FX1/FX2 - Bộ tạo hiệu ứng 1/2 Bàn trộn CMS cung cấp hai bộ tạo hiệu ứng (FX) 24-bit độc lập FX1 và FX2. Mỗi hiệu ứng bao gồm 99 chương trình cài đặt sẵn lựa chọn thông qua nút UP/DOWN. Các chương trình này được chia thành các nhóm theo tên gọi của loại hiệu ứng như sau : Với cài đặt mặc định, khi khởi động bàn trộn các bộ hiệu ứng này sẽ được cài đặt ở chương chình số 05 cho FX1 và 55 cho FX2. Nếu muốn thay đổi các chương trình cài đặt này ta làm như sau : - Trong khi giữ cùng lúc hai nút DOWN ta tiến hành bật công tắc nguồn điện để khởi động bàn trộn. - Chữ “Prog” sẽ nhấp nháy trên màn hiển thị báo hiệu chế độ cài đặt được tác động. - Nhấc tay khỏi nút “DOWN” sau đó lựa chọn chương trình mà ta muốn cài đặt mặc định. - Nhấn đồng thời hai nút “UP” để lưu lại cài đặt mặc định, đèn hiển thị chữ “Prog” sẽ nhấp nháy báo hiệu đã lưu giữ thành công. |
27/28. AUX 1/2 SEND – Đường ra phụ AUX 1/2 Đây là các giắc và núm để đưa tín hiện ra cho các bộ xử lý hiệu ứng bên ngoài. Mức ra sẽ được xác định bởi các núm AUX Send của từng kênh riêng biệt và mức ra tổng sẽ là AUX 1 SEND và AUX 2 SEND. Các đường trở lại của các bộ hiệu ứng ngoài có thể kết nối vào các đường vào Stereo trên bàn trộn để gửi tín hiệu đã có hiệu ứng vào trộn âm với tín hiệu gốc. 29. DISPLAY – Màn hiển thị Màn hình sẽ hiện thị số chương trình đang được lựa chọn của bộ tạo hiệu ứng. 30. UP/DOWN – Phím lựa chọn Các phím bấm này dùng để lựa chọn chương trình của bộ tạo hiệu ứng. Nếu nhấn và giữ tay thì màn hình sẽ hiện thị chương trình chạy qua nhanh hơn. 31/32. FX1/2 to AUX3/4 – Đưa tín hiệu ra đường phụ AUX3/4 Các núm vặn này sẽ đưa tín hiệu từ bộ hiệu ứng FX 1/2 ra loa kiểm tra sân khấu thông qua giắc AUX 3/4. 33. FX ON – Tắt/bật bộ tạo hiệu ứng Công tắc này để tắt/bật bộ tạo hiệu ứng FX trong bàn trộn và được hiển thị bằng một đèn màu xanh. Ta cũng có thể thực hiện việc này thông qua các các công tắc chân. 34. PFL – Nghe trước Fader Nếu bật công tắc này thì tín hiệu sẽ đi qua đường PHONES và ra tai nghe, lúc này tín hiệu sẽ được lấy trước Fader của bộ tạo hiệu ứng. 35. PEAK LED – Đèn báo quá ngưỡng Đèn báo mức tín hiệu của bộ tạo hiệu ứng bên trong bị quá ngưỡng. Để đảm bảo có mức tín hiệu đầu vào cho bộ tạo hiệu ứng tốt ta sẽ chỉnh như sau : - Chỉnh Fader của bộ tạo hiệu ứng ở mức khoảng -5dB - Sử dụng UP/DOWN để chọn chương trình hiệu ứng - Nhấn phím FX ON để bật bộ tạo hiệu ứng. - Bật nguồn âm của kênh đầu vào tương ứng và điều chỉnh tín hiệu qua núm AUX/FX của kênh này. Lặp lại các thao tác cho các kênh đầu vào khác nếu có yêu cầu. - Kiểm tra đèn báo PEAK để đảm bảo đèn này chỉ hơi nhấp nháy khi có mức tín hiệu lớn nhất. Nếu thấy đèn báo liên tục thì phải tiến hành giảm mức tín hiệu ở các kênh đầu vào qua núm AUX/FX. 36. EFFECT RETURN – Tín hiệu trộn âm của hiệu ứng Các Fader Stereo này sẽ xác định mức tín hiệu của bộ tạo hiệu ứng trộn với tín hiệu gốc của đường trộn tổng (Main Mix) Mục đích chủ yếu của đường ra phụ AUX 3/4 là cho tín hiệu kiểm tra, tùy theo cách thức cài đặt của AUX 3/4 POST, các đường ra này có thể sử dụng cho mục địch khác như chuyển tín hiệu cho hệ thống âm thanh khác với hệ thống chính, kết nối với bộ tạo hiệu ứng âm thanh bên ngoài… 37. AUX 3/4 OUT – Đường ra phụ AUX 3/4 Đường ra phụ này để kết nối với hệ thống amply cho loa kiểm tra hoặc cho bộ tạo hiệu ứng ngoài. Đường ra này sử dụng giắc XLR nếu kết hợp với dây dẫn cân băng (Balanced) sẽ giảm thiểu các nhiễu bên ngoài ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh 38. AUX 3/4 INSERT – Vào/ra cho thiết bị xử lý ngoài Tương tự như đường giắc Insert trên kênh Mono, đây là điểm lấy tín hiệu vào/ra cho các thiết bị xử lý bên ngoài của đường ra phụ AUX 3/4 như : Equalzer, Limiter, Compressor… Điểm lấy tín hiệu này sẽ trước Fader của AUX và Master. 39. AUX 3/4 POST – Vào/ra cho thiết bị xử lý ngoài Công tắc AUX 3/4 POST này sẽ chuyển điểm lấy tín hiệu của đường AUX 3/4 từ lấy trước Fader (Fre Fader) sang lấy sau Fader (Post Feder) của tất cả các kênh đầu vào, đèn mầu vàng sẽ hiển thị chức năng này đang được kích hoạt. 40. FEEDBACK FILTER – Bộ chống rú rit Là chức năng lọc tần số rất hẹp dùng để hạn chế tiếng rút rít (FeedBack). Núm vặn sẽ dùng để dò tìm tần số bị rú và nút công tắc để tắt/bật bộ lọc này. 41. MUTE – Nút ngắt tín hiệu Nút này sẽ ngắt toàn bộ tín hiệu tại đường ra AUX Send. 42. PFL – Nghe trước tín hiệu Nếu tác động nút này, tín hiệu của AUX 3/4 sẽ được lấy trước Fader và đưa ra đường PHONES để kiểm tra. 43. AUX 3/4 Volume – Mức tín hiệu tổng của AUX 3/4 Cần Fader này sẽ điều chỉnh mức tín hiệu tổng của các đường AUX 3/4. Nếu sử dụng AUX 34 để kết nối với hệ thống loa kiểm tra thì Fader này sẽ quyết định mức ra cho hệ thống này. 44. 7-Band EQ – Bộ hiểu chỉnh tần số 7 băng tần Bộ hiệu chỉnh tần số 2 kênh 7 băng tần này được sử dụng cho cả đường trộn tổng hoặc đường AUX 3/4 thông qua nút « EQ to » sẽ được đề cập ở mục 50 – EQ Routing. Bộ EQ này sẽ được hoạt động thông qua nút ON trên mỗi kênh EQ. Bộ hiệu chỉnh EQ này lấy tín hiệu sau Fader tổng và được sử dụng để căn chỉnh tần số cho các kênh Master. Sử dụng tần số 6kHz hoặc 12kHz để cho âm thanh rõ và sáng hơn, nếu các tần số trung quá nhiều ta có thể giảm tần số 1kHz hoặc 2,5 kHz xuống một chút, để cho tiếng trống hoặc tiếng Bass được mạnh hơn ta có thể chỉnh các tần 63Hz hoặc 125Hz. Nếu cần thiết có thể chuyển bộ EQ này để hiệu chỉnh cho các đường AUX 3/4 với mục địch căn chỉnh cho hệ thống loa kiểm tra sân khấu. 45. POWER ANZEIGE – Đèn báo nguồn điện Đèn này sẽ sáng khi bật nguồn điện của bàn trộn. Nếu đèn này không sáng thì phải kiểm tra dây nguồn điện hoặc bàn trộn đã bị sự cố cần phải kiểm tra tại bộ phận kỹ thuật 46. MASTER LED DISPLAY – Đèn tín hiệu tổng Bàn trộn có 2 hàng đèn LED 12 đèn để hiện thị tín hiệu cho kênh trái/phải với dải hiện thị của bộ đèn này là 40dB. 47. STANDBY – Chế độ nghỉ chờ Nhấn nút Standby sẽ làm câm tiếng của tín hiệu Master Out L/R và đường Mono Out. Đèn báo sẽ sáng khi chức năng này được kích hoạt. Lưu ý: Các đường ra AUX 3/4 vẫn hoạt động bình thường khi nút Standby được kích hoạt. 48. PFL MASTER – Kiểm tra trước Fader tổng Nhấn nút này sẽ đưa tín hiệu tổng trước Fader ra đường Phones để kiểm tra tín hiệu trong lúc đèn LED hiển thị sẽ chuyển sang chế độ bên trái hiển thị tín hiệu Trái/Phải trước Fader (PFL) và bên phải hiển thị cho tín hiệu tổng sau Fader. 49. MASTER L+R – Fader điều chỉnh mức ra tổng Sử dụng các cần này để điều chỉnh mức ra tổng cho kênh trái và phải. Lưu ý nên để Fader này ở mức thấp hoặc bật chức năng Standby trước khi kết nối các thiết bị bên ngoài và bàn trộn nhằm tránh mức tín hiệu quá lớn làm ảnh hưởng đến người nghe cũng như có thể gây hỏng hóc không cần thiết. 50. EQ-ROUTING – Chuyển chế độ EQ Nút này sẽ chuyển chế đổ xử lý của bộ hiệu chỉnh tần số EQ từ đường Master sang đường AUX 3/4 và ngược lại. 51. MONO OUT – Đường ra Mono Đây là đường tín hiệu mono gộp vào của tín hiệu L/R Master chuẩn giắc Balance XLR dùng để đưa tín hiệu Mono cho : hệ thống kiểm tra phụ, loa phụ, loa siêu trầm hoặc một hệ thống âm thanh công cộng….. 52. MONO OUT LEVEL & PRE/POST Đây là triết áp điều chỉnh mức ra cho đường Mono Out. Có hai chế độ tín hiệu PRE-FADER và POST-FADER - FRE-FADER : Mức tín hiệu sẽ được gộp vào và lấy trước Master Fader - POST-FADER : Mức tín hiệu sẽ được gộp vào và lấy sau Master Fader 53. PHONES – Giắc ra cho Tai nghe Đây giắc Stereo cho đường ra kết nối với Tai nghe có mức trở kháng từ 32 – 600ohms. 54. PHONES LEVEL–Điều chỉnh mức ra cho Tai nghe Đây là triết áp điều chỉnh mức ra cho đường giắc Stereo PHONES. 55. RECORD SEND L/R- Đường thu L/R Các giắc kiểu RCA này sẽ lấy tín hiệu trước Master Fader để cho mục đích thu thanh vào Cassette,DAT hoặc cho mục đích thu khác. 56. 2 TRACK RETURN L/R Với đầu giắc này ta có thể kết nối các thiết bị như Cassette, CD hoặc thậm chí tín hiệu từ bàn trộn khác nối với bàn trộn này. Tín hiệu qua đường này sẽ được đưa vào bàn trộn tại điểm sau Master Fader và nút Standby. 57. 2 TRACK TO MASTER Chiết áp điều chỉnh mức đầu vào của đường vào 2 TRACK cho ra đường trộn tổng. 58. 2 TRACK TO AUX 3/4 Chiết áp điều chỉnh mức đầu vào của đường vào 2 TRACK cho ra kết hợp với đường trộn AUX 3/4. 59. MASTER OUT Giắc ra kiểu Balance XLR cho đường trộn tổng L/R sau Fader Master để kết nối với hệ thống âm thanh bên ngoài. 60. MASTER INSERT Với kiểu giắc Stereo tại cả 2 kênh trái phải với nhiệm vụ ngắt tín hiệu tổng để xử lý với các thiết bị như : EQ, Compressor, Limiter…. Điểm lấy tín hiêu vào ra là trước Master Fader. |
HƯỚNG DẪN CÁCH CHỈNH MIXER BÀN TRỘN TỔNG QUÁT
• Đặt tất cả các thiết bị ở những chỗ chắc chắn và kết nối chúng sao cho không bị ảnh hưởng trong quá trình làm việc cũng như kiểm tra tất cả các nguồn điện cho đúng cách.
• Tìm những vị trí thuận lợi nhất để có thể sắp đặt hệ thống loa sao cho âm thanh tốt nhất được hướng về người nghe. Nếu có thể thì nên đặt các loa siêu trầm trên nền nhà trong khi các loa trung cao thì nên bố trí ở độ cao bằng đầu người hoặc cao hơn. Nếu không có hệ thống loa siêu trầm thì có thể bố trí loa trung cao trên chân loa hoặc hệ thống treo loa.
• Không nên bố trí loa phải và trái quá xa mức độ cần thiết sẽ làm âm thanh không tập trung và có thể mất hiệu ứng Stereo.
• Cố gắng tránh đặt nhiều Micro đằng trước loa, việc này sẽ làm Micro bắt được cả tiếng phát ra từ loa và sẽ tạo vòng lặp gây nên tiếng rút ,rít.
• Tiến hành kết nối tất cả các thiết bị như loa chính, loa siêu trầm, loa kiểm tra, amply…Kiểm tra mọi đấu nối theo đúng hướng dẫn và đảm bảo không có các nhầm lẫn sẽ gây ra nhiều lỗi không thể kiểm soát được trong quá trình sử dụng.
• Kết nối các Micro vào các đường Mono input, các thiết bị khác như đàn Guitare điện, đàn Organ, Cassette, CD… vào các đường còn lại trên bàn trộn.
• Đưa tất cả các cần Fader về vị trí thấp nhất và bật nút Standby để cắt tiếng ồn không cần thiết.
• Đầu tiên bật tất cả các thiết bị bên ngoài sau đó đến bàn trộn và cuối cùng là các amply công suất hoặc các loa liền công suất. Thứ tự này nên làm ngược lại khi tắt nguồn hệ thống.
• Tắt chức năng Standby để bàn trộn về chế độ hoạt đồng bình thường.
Kiểm tra hệ thống âm thanh
Đầu tiên phải tiến hành điều chỉnh mức đầu vào cho toàn bộ các đường Micro trên kênh Mono cũng như các thiết bị nhạc cụ khác trên kênh Stereo. Các bước tiến hành như sau :
1. Đặt các núm Gain và cần Fader trên các kênh về vị trí thấp nhất.
2. Nói hoặc chơi nhạc ở mức độ lớn nhất có thế.
3. Từ từ điều chỉnh núm Gain lên, quan sát đèn Peak, dừng lại ở mức mà khi tín hiệu từ nguồn âm lớn nhất nhưng đèn Peak không bị sáng đỏ mà chỉ nhấp nháy sáng xanh. Như vậy ta đã lấy được mức tín hiệu chuẩn cho kênh đó.
• Hiệu chỉnh âm sắc cho các kênh Mono :
1. Đẩy cần Fader lên mức độ mà âm thanh bắt đầu nghe được ở loa.
2. Vặn núm MID từ từ xuôi hết chiều kim đồng hồ (+15dB) để đảm bảo không nghe thấy tiếng rú rít.
3. Bắt đầu phát nhạc hoặc nói vào Micro
4. Từ từ chuyển núm chuyển tần số kHz từ trái qua phải.
5. Trong khi chuyển tần số, lắng nghe xem có những dải tần mà bạn sẽ cảm thấy không thích hoặc bị rút rít
6. Dừng núm kHz tại tần số này, sử dụng núm MID điều chỉnh dần ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi bạn nghe thấy âm thanh phát ra một cách tự nhiên hoặc âm thanh mà bạn thấy thích.
7. Điều chỉnh các núm HI và LO nếu cần thiết, bắt đầu từ vị trí ở giữa, tăng hoặc giảm sao cho nghe âm thanh đạt được âm sắc mà bạn thấy hay và tự nhiên.
8. Có thế lập lại các bước từ 1 đến 7 cho tất cả các đường vào kênh Mono
• Trong trường hợp có các thiết bị cắm vào kênh Stereo thì cũng điều chỉnh tương tự như các kênh Mono. Chỉ lưu ý sự khác biệt về cách chỉnh âm sắc EQ của kênh Stereo. Để chỉnh âm sắc trên kênh Stereo ta bắt đầu từ vị trí trung tâm, từ từ tăng hoặc giảm các núm LO, MID và HI và nhớ một qui tắc là không tăng hoặc giảm quá mức cần thiết sẽ làm âm thanh có thể bị biến dạng và không tự nhiên.
• Nếu các kênh không sử dụng thì nên đặt các núm Gain và cần Fader của các kênh này ở vị trí thấp nhất để tránh các tiếng động không cần thiết lọt vào hệ thống âm thanh.
Cách Trộn âm
Bắt đầu trộn âm với cần Fader tổng ở vị trí khoảng -30dB đến -20dB
• Tiến hành trộn âm cơ bản bằng cách hiệu chỉnh các cần Fader của các kênh sao cho âm thanh có sự đồng đều giữa các kênh
• Khoảng âm lượng của các Fader có dải từ khoảng -5dB tới 0dB là khoảng âm lượng có thể nhận biết được.
• Sử dụng cần Fader tổng để điều chỉnh âm lượng tổng thể của hệ thống âm thanh
• Nếu sử dụng bộ tạo hiệu ứng trong bàn trộn thì tiến hành các bước sau :
1. Đưa cần Fader của bộ hiệu ứng FX1 đến vị trí -5dB
2. Sử dụng nút UP/DOWN để chọn chương trình hiệu ứng
3. Nhấn nút FX ON để bật bộ tạo hiệu ứng
4. Bật nguồn âm và sử dụng núm FX trên kênh đang phát nguồn âm để hiệu chỉnh mức độ của tín hiệu ra bộ tạo hiệu ứng. Hiệu chỉnh như trên các nút FX trên tất cả các kênh mà bạn muốn có hiệu ứng.
5. Quan sát đến Peak LED để đảm bảo khi có tín hiệu thì đèn chỉ nhấp nháy chứ không báo đỏ, nếu có hiệu tượng này thì nên giảm bớt tín hiệu đầu vào của bộ tạo hiệu ứng tại các núm FX trên từng kênh và hiệu chỉnh Fader FX lên mức cao hơn
6. Nếu sử dụng bộ tạo hiệu ứng FX2 thì lặp lại các bước như trên.
LƯU Ý TẮT HỆ THỐNG ÂM THANH SAU KHI SỬ DỤNG
Trước khi tắt hệ thống âm thanh, cần tắt nguồn phát nhạc, sau đó kéo fader master về vị trí thấp nhất.
Tắt nguồn trên bộ điều khiển nguồn điện tại tủ âm thanh.
Tắt mixer.
Tắt Aptomat tại tủ điện.
Trên đây Hải Hưng chia sẻ giới thiệu Hướng dẫn Cách sử dụng Mixer bàn trộn Dynacorrd CMS 1000. Nếu còn điều gì chưa hiểu rõ hoặc cần tư vấn về thiết bị âm thanh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được một hệ thống sân khấu biểu diễn hoành tráng nhất.
• Tìm những vị trí thuận lợi nhất để có thể sắp đặt hệ thống loa sao cho âm thanh tốt nhất được hướng về người nghe. Nếu có thể thì nên đặt các loa siêu trầm trên nền nhà trong khi các loa trung cao thì nên bố trí ở độ cao bằng đầu người hoặc cao hơn. Nếu không có hệ thống loa siêu trầm thì có thể bố trí loa trung cao trên chân loa hoặc hệ thống treo loa.
• Không nên bố trí loa phải và trái quá xa mức độ cần thiết sẽ làm âm thanh không tập trung và có thể mất hiệu ứng Stereo.
• Cố gắng tránh đặt nhiều Micro đằng trước loa, việc này sẽ làm Micro bắt được cả tiếng phát ra từ loa và sẽ tạo vòng lặp gây nên tiếng rút ,rít.
• Tiến hành kết nối tất cả các thiết bị như loa chính, loa siêu trầm, loa kiểm tra, amply…Kiểm tra mọi đấu nối theo đúng hướng dẫn và đảm bảo không có các nhầm lẫn sẽ gây ra nhiều lỗi không thể kiểm soát được trong quá trình sử dụng.
• Kết nối các Micro vào các đường Mono input, các thiết bị khác như đàn Guitare điện, đàn Organ, Cassette, CD… vào các đường còn lại trên bàn trộn.
• Đưa tất cả các cần Fader về vị trí thấp nhất và bật nút Standby để cắt tiếng ồn không cần thiết.
• Đầu tiên bật tất cả các thiết bị bên ngoài sau đó đến bàn trộn và cuối cùng là các amply công suất hoặc các loa liền công suất. Thứ tự này nên làm ngược lại khi tắt nguồn hệ thống.
• Tắt chức năng Standby để bàn trộn về chế độ hoạt đồng bình thường.
Kiểm tra hệ thống âm thanh
Đầu tiên phải tiến hành điều chỉnh mức đầu vào cho toàn bộ các đường Micro trên kênh Mono cũng như các thiết bị nhạc cụ khác trên kênh Stereo. Các bước tiến hành như sau :
1. Đặt các núm Gain và cần Fader trên các kênh về vị trí thấp nhất.
2. Nói hoặc chơi nhạc ở mức độ lớn nhất có thế.
3. Từ từ điều chỉnh núm Gain lên, quan sát đèn Peak, dừng lại ở mức mà khi tín hiệu từ nguồn âm lớn nhất nhưng đèn Peak không bị sáng đỏ mà chỉ nhấp nháy sáng xanh. Như vậy ta đã lấy được mức tín hiệu chuẩn cho kênh đó.
• Hiệu chỉnh âm sắc cho các kênh Mono :
1. Đẩy cần Fader lên mức độ mà âm thanh bắt đầu nghe được ở loa.
2. Vặn núm MID từ từ xuôi hết chiều kim đồng hồ (+15dB) để đảm bảo không nghe thấy tiếng rú rít.
3. Bắt đầu phát nhạc hoặc nói vào Micro
4. Từ từ chuyển núm chuyển tần số kHz từ trái qua phải.
5. Trong khi chuyển tần số, lắng nghe xem có những dải tần mà bạn sẽ cảm thấy không thích hoặc bị rút rít
6. Dừng núm kHz tại tần số này, sử dụng núm MID điều chỉnh dần ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi bạn nghe thấy âm thanh phát ra một cách tự nhiên hoặc âm thanh mà bạn thấy thích.
7. Điều chỉnh các núm HI và LO nếu cần thiết, bắt đầu từ vị trí ở giữa, tăng hoặc giảm sao cho nghe âm thanh đạt được âm sắc mà bạn thấy hay và tự nhiên.
8. Có thế lập lại các bước từ 1 đến 7 cho tất cả các đường vào kênh Mono
• Trong trường hợp có các thiết bị cắm vào kênh Stereo thì cũng điều chỉnh tương tự như các kênh Mono. Chỉ lưu ý sự khác biệt về cách chỉnh âm sắc EQ của kênh Stereo. Để chỉnh âm sắc trên kênh Stereo ta bắt đầu từ vị trí trung tâm, từ từ tăng hoặc giảm các núm LO, MID và HI và nhớ một qui tắc là không tăng hoặc giảm quá mức cần thiết sẽ làm âm thanh có thể bị biến dạng và không tự nhiên.
• Nếu các kênh không sử dụng thì nên đặt các núm Gain và cần Fader của các kênh này ở vị trí thấp nhất để tránh các tiếng động không cần thiết lọt vào hệ thống âm thanh.
Cách Trộn âm
Bắt đầu trộn âm với cần Fader tổng ở vị trí khoảng -30dB đến -20dB
• Tiến hành trộn âm cơ bản bằng cách hiệu chỉnh các cần Fader của các kênh sao cho âm thanh có sự đồng đều giữa các kênh
• Khoảng âm lượng của các Fader có dải từ khoảng -5dB tới 0dB là khoảng âm lượng có thể nhận biết được.
• Sử dụng cần Fader tổng để điều chỉnh âm lượng tổng thể của hệ thống âm thanh
• Nếu sử dụng bộ tạo hiệu ứng trong bàn trộn thì tiến hành các bước sau :
1. Đưa cần Fader của bộ hiệu ứng FX1 đến vị trí -5dB
2. Sử dụng nút UP/DOWN để chọn chương trình hiệu ứng
3. Nhấn nút FX ON để bật bộ tạo hiệu ứng
4. Bật nguồn âm và sử dụng núm FX trên kênh đang phát nguồn âm để hiệu chỉnh mức độ của tín hiệu ra bộ tạo hiệu ứng. Hiệu chỉnh như trên các nút FX trên tất cả các kênh mà bạn muốn có hiệu ứng.
5. Quan sát đến Peak LED để đảm bảo khi có tín hiệu thì đèn chỉ nhấp nháy chứ không báo đỏ, nếu có hiệu tượng này thì nên giảm bớt tín hiệu đầu vào của bộ tạo hiệu ứng tại các núm FX trên từng kênh và hiệu chỉnh Fader FX lên mức cao hơn
6. Nếu sử dụng bộ tạo hiệu ứng FX2 thì lặp lại các bước như trên.
LƯU Ý TẮT HỆ THỐNG ÂM THANH SAU KHI SỬ DỤNG
Trước khi tắt hệ thống âm thanh, cần tắt nguồn phát nhạc, sau đó kéo fader master về vị trí thấp nhất.
Tắt nguồn trên bộ điều khiển nguồn điện tại tủ âm thanh.
Tắt mixer.
Tắt Aptomat tại tủ điện.
Trên đây Hải Hưng chia sẻ giới thiệu Hướng dẫn Cách sử dụng Mixer bàn trộn Dynacorrd CMS 1000. Nếu còn điều gì chưa hiểu rõ hoặc cần tư vấn về thiết bị âm thanh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được một hệ thống sân khấu biểu diễn hoành tráng nhất.