Lỗ thông hơi loa có tác dụng gì? Các tính lỗ thông hơi cho loa
1. Lỗ thông hơi loa là gì?
Lỗ thông hơi loa hay còn gọi là ống thông hơi loa, tiếng Anh là Bass Reflex là một bộ phận bên trong loa, có thiết kế là một lỗ (ống) để không khí bên trong thùng loa có thể đi ra ngoài thùng loa và ngược lại. Vai trò của ống thông hơi loa giúp cải thiện chất lượng, hiệu suất dải âm trầm (âm bass) hiệu quả, tiếng bass vì thế nghe sẽ sâu sắc, rõ ràng và chân thực hơn. Ống thông hơi loa vì thế còn được gọi là cổng phản xạ âm trầm.
Ống thông hơi loa thường được thiết kế có hình trụ tròn hoặc hình trụ chữ nhật. Dạng tròn thường có trên thiết kế của các loa sub (loa siêu trầm), còn hình chữ nhật được thiết kế cho loa thùng với kích thước lớn hơn. Loa sub và loa thùng cũng chính là 2 dòng loa thông hơi thông dụng hiện nay.
Lỗ thông hơi hay còn gọi là ống thông hơi của loa
2. Vị trí lỗ thông hơi loa
Lỗ thông hơi loa có thể được thiết kế ở mặt trước hoặc mặt sau của thùng loa. Đối với loa sub ống thông hơi được thiết kế hướng xuống mặt đất.
Tùy vị trí thiết kế của ống thông hơi ở mặt trước hay sau mà có cách bố trí vị trí của loa sao cho phù hợp. Nếu ống thông hơi ở mặt trước thì có thể đặt loa ở sát tường mà không lo ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh và hiệu quả hoạt động của ống thông hơi.
Còn nếu ống thông hơi ở mặt sau thì nên có một khoảng cách nhất định giữa loa và tường. Việc này giúp ngăn tình trạng phản xạ âm thanh ngay lập tức bởi bức tường, hay tình trạng luồng khí đi qua ống thông hơi bị cản trở ở đầu ra thùng loa.
Ngoài ra, nhiều người phân vân loa lỗ thông hơi phía trước và loa lỗ thông hơi phía sau loại nào hay hơn. Theo các chuyên gia âm thanh, loa có lỗ thông hơi mặt trước cho âm trầm sâu, dày, mạnh hơn; còn loa có lỗ thông hơi mặt sau thì âm bass sẽ đầy uy lực, mạnh mẽ. Loa có ống thông hơi phía trước sẽ thích hợp cho dàn âm thanh gia đình, còn loa thông hơi phía sau chuyên dùng cho các phòng hát chuyên nghiệp.
Ống thông hơi có thể lắp phái trước hoặc phía sau
3. Lỗ thông hơi loa có tác dụng gì?
Tên gọi Bass Reflex (cổng phản xạ âm trầm) đã nói lên tác dụng chính của ống thông hơi loa, đó là tăng cường hiệu suất dải âm trầm trở nên mạnh mẽ, có độ sâu và rõ ràng hơn. Vậy cụ thể thì lỗ thông hơi loa có tác dụng gì? Dưới đây là những chức năng chính của bộ phận Bass Reflex trong loa:
3.1. Tăng cường dải âm trầm mạnh mẽ, rõ ràng
Tác dụng của lỗ thông hơi loa giúp tiếng bass mạnh mẽ, sâu chắc và rõ ràng hơn. Có được điều này là do ống thông hơi cho phép không khí từ bên trong loa ra ngoài, giúp giảm áp suất bên trong thùng loa trong quá trình hoạt động, từ đó giúp cải thiện hiệu suất dải âm trầm hiệu quả.
3.2. Lỗ thông hơi của loa có tác dụng giảm tạp âm
Loa thông hơi hay thùng loa hở sở hữu sức mạnh cộng hưởng sóng âm thanh khi đi qua lỗ thông hơi, từ đó giúp gia tăng cường độ âm thanh, đồng thời giúp triệt tiêu một số tạp âm không mong muốn.
Khi không bị ảnh hưởng bởi các tạp âm thì tiếng bass sẽ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn, âm nhạc bạn thưởng thức sẽ đạt chất lượng tốt nhất.
3.3. Tác dụng của ống thông hơi giúp bảo vệ thùng loa
Lỗ thông hơi loa có tác dụng gì? Lợi ích tiếp theo của bộ phận âm thanh này là giúp bảo vệ thùng loa bằng cách giảm áp suất không khí bên trong thùng. Những dòng loa thiết kế có thêm lỗ thông hơi sẽ giúp bảo vệ, tăng độ bền cho thùng loa hiệu quả, hạn chế tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Tăng độ bền của thùng loa
4. Cách tính lỗ thông hơi cho loa
Hai thông số bạn cần quan tâm khi tính lỗ thông hơi của loa là đường kính và chiều dài của lỗ thông hơi. Công thức tính đường kính và chiều dài của ống thông hơi loa như sau:
- Công thức tính đường kính ống thông hơi loa:
Dc = √ (Da² + Db²)
Trong đó:
- Dc là đường kính của lỗ thông hơi (trường hợp loa chỉ có 1 lỗ thông hơi)
- Da, Db là khi dùng 2 lỗ thông hơi.
Đường kính của lỗ thông hơi phải phù hợp với đường kính của loa. Tham khảo bảng đường kính tương thích giữa loa và lỗ thông hơi loa dưới đây:
- Công thức tính chiều dài của lỗ thông hơi loa:
Trong đó:
- Lv là độ dài ống thông hơi loa
- Fb là tần số cộng hưởng mong muốn dựa trên Fs mặc định của loa. Fb được tính toán theo công thức là: Fb = 0.42 x Fs / (Qts) ^ 0.9
- Vb là thể tích của thùng loa
- R là bán kính của lỗ thông hơi. Bán kính của ống thường sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của ống.
5. Loa cộng hưởng hay thông hơi hay hơn
Tác dụng của loa thông hơi và loa cộng hưởng đều giúp tái tạo âm trầm tốt hơn. Nếu như loa thông hơi tạo ra âm trầm mạnh mẽ nhờ cộng hưởng sóng âm thanh từ cổng thông hơi, thì loa cộng hưởng tận dụng hiệu ứng cộng hưởng của hộp loa để tạo ra âm bass mạnh mẽ, rõ ràng hơn.
Dù vậy, do có thiết kế nhỏ, trọng lượng nhẹ và không có lỗ thông hơi nên khả năng tái tạo âm trầm của loa cộng hưởng sẽ hạn chế hơn so với loa thông hơi. Do đó, nếu bạn cần âm trầm mạnh mẽ, có độ sâu, dày, chắc chắn, độc đáo thì nên chọn loa thông hơi. Còn nếu muốn sở hữu một chiếc loa có thiết kế nhỏ gọn, không đòi hỏi âm trầm quá mạnh mẽ thì loa cộng hưởng là lý tưởng.
Loa có lỗ thông hơi
Cũng liên quan đến việc so sánh giữa loa thông hơi với các loại loa khác, nhiều người phân vân loa không có lỗ thông hơi thì có làm giảm chất lượng âm thanh không, và có nên khoét lỗ thông hơi cho loa thùng không. Câu trả lời là dù có ống thông hơi hay không thì các mẫu loa trên thị trường hiện nay đều được các nhà sản xuất tối ưu về thiết kế để có thể mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất, phục vụ từng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Do đó, lựa chọn loa có lỗ thông hơi hay không phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu muốn âm trầm sâu và hay hơn và phục vụ cho các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp thì nên chọn loa có ống thông hơi.
6. Kết luận
Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lỗ thông hơi loa có tác dụng gì cũng như các thông tin liên quan đến lỗ thông hơi trong loa. Nếu cần được tư vấn chọn mua và lắp đặt loa thông hơi cho hệ thống âm thanh của bạn, hãy liên hệ ngay cho Audio Hải Hưng để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả - Hotline: 0932 060 286.