Kinh nghiệm lựa chọn mua Amplifier cho hệ thống âm thanh chuẩn nhất

Amplifier là một thiết bị trong hệ thống âm thanh nhưng có nhiều chủng loại, Ở bài viết này Audio Hải Hưng muốn các bạn có được Kinh nghiệm lựa chọn mua Amplifier cho hệ thống âm thanh được chuẩn nhất
Xem nhanh

Bộ kích hoạt âm tần hay gọi là ampli (Amplifier), khi âm thanh qua thiết bị này là giai đoạn xử lý âm thanh cuối cùng trước khi được truyền đến loa. Bộ kích hoạt âm tần giúp kích thích tần số âm thanh sao cho để chúng đủ các điều kiện cơ bản mà loa có thể phát ra, khi mua ampli bạn cần phải chú ý chọn loại tương thích với loa về tần số phát và tần số nhận. Khi lắp đặt khoảng cách của ampli và loa cần rút ngắn nhất có thể vì nếu quá xa sẽ gây bất lợi cho âm thanh phát ra.

Ampli hay Amplifier là gì?

Amplifier là một thiết bị âm thanh được dùng để khuếch đại tín hiệu điện và những tín hiệu âm thanh phát ra. Khi chúng ta đưa tín hiệu ban đầu vào ampli nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe. Ampli là một trong những thiết bị trong dàn âm thanh, nó đảm trách nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đó lên và đưa ra thiết bị phát. Ampli cũng có nhiều loại khác nhau và làm việc theo công năng nó làm việc
 
Amplifier-tub-bong-den
Loại 
Amplifier bóng đèn

Có bao nhiêu loại Amplifier

Phải công nhận Amplifier là một thiết bị trong hệ thống âm thanh có nhiều chủng loại nhất

Theo cấu hình và mục đích sử dụng có 6 loại Amplifier

- Ampli tiền khuếch đại (Pre-ampp): nó có nhiệm vụ nắn các tín hiệu từ DAC hoặc CDP từ nguồn phát (đầu CD, đầu đĩa than, DAC…) lên mức tín hiệu cao hơn vào ampli công suất, nhưng không đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại thực sự.
- Ampli công suất (Power ampli): có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh đủ lớn để phù hợp với loa hoạt động.
- Ampli tích hợp (Integrated ampli): được tạo ra bởi sự kết hợp giữa ampli công suất và ampli khuếch đại.
- Monoblock ampli: có tác dụng để xử lý hai kênh âm thanh stereo độc lập từ trái qua phải.
- Dual mono ampli: được tạo ra vơi hai ampli block nhưng dùng chung một vỏ.
- Amply Receiver: Ngoài nguyên lý khuyếch đại âm thanh như các ampli khác, Amply Receiver  còn được trang bị thêm một số tính năng khác, như nhận sóng AM, FM, tiếp nhận và xử lý các tín hiệu video/audio từ các nguồn âm khác, giải mã và chuyển đổi tín hiệu từ digital sang analog, giải mã và xử lý tín hiệu dưới dạng Dolby, DTS... Amply Receiver   lại có 2 dạng chính là: Stereo receiver (hai kênh) và multi-channel receiver (đa kênh)


Vậy tùy theo mục đích sử dụng và cấu hình hệ thống âm thanh mà chúng ta lựa chọn Amplifier cho phù hợp

Có 4 loại Amplifier theo công nghệ khuếch đại của chúng 

- Amplifier transitor: Khuếch đại bán dẫn
- Amplifier tub: Khuếch đại bóng đèn điện tử 
- Amplifier digital: Khuyếch đại mạch kỹ thuật số
- Amplifier hybrid: gồm đèn, bán dẫn và kỹ thuật số
 
amplifier-mono-ky-thuat-so
Loại 
Amplifier Mono kỹ thuật số

Với Amplifier  theo công nghệ thì tùy theo gu (sở thích) của mọi người mà lựa chọn Amplifier thôi

Phân loại theo chế dộ hoạt động của Amplifier

Khi xem thông số kỹ thuật của Amply chung ta thấy có các thông số như: class A, B, AB, C, D,... Đó là cách gọi cho các chế độ hoạt động của Amply tùy theo nguyên lý thiết kế mạch khuếch đại của Amply.  Class thể hiện tỷ lệ công suất đầu vào và đầu ra của một chiếc Amply. Trên cùng một công suất đầu vào, nếu như công suất đầu ra càng lớn thì Amply đó hao tốn ít điện năng và cho một công suất lớn, tuy nhiên hiện tượng méo âm sẽ xảy ra với biên độ lớn hơn. Ngược lại, khi sử dụng class A sẽ tái tạo một chất âm trung thực hơn và giảm dần từ xuống Class D.
- Amplifier Lớp (class) A: Có hiệu suất vào khoảng 20%, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại Amply class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất. Khi hiệu suất không phải là vấn đề đáng quan tâm, Loại mạch khuếch đại class A thường được sử dụng nhiều ở các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ, hoặc các tầng công suất thấp như các tầng để nghe bằng tai nghe.
- Amplifier Lớp (class) B: Trong các mạch khuếch đại Lớp B, sẽ có 2 linh kiện đầu ra (hoặc 2 bộ linh kiện), mỗi linh kiện sẽ lần lượt dẫn trong đúng 180 độ của tín hiệu vào (hay đúng nửa chu kỳ). Amply Lớp B có hiệu suất vào khoảng 80%, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
- Amplifier ​Lớp (class) AB: Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Có hiệu suất vào khoảng 45 - 60%, Class AB hiên được dùng trong các mạch khuếch đại tần số thấp bán trên thị trường.
- Amplifier ​Lớp (class) C: Các mạch khuếch đại Lớp C thông thường được dùng trong các mạch khuếch đại tần số sóng vô tuyến công suất cao, có góc dẫn nhỏ hơn 180 độ của tín hiệu vào. Độ tuyến tính không được tốt nhưng không ảnh hưởng gì vì chỉ khuếch đại một tần số duy nhất. Tín hiệu sẽ được phục hồi thành hình sin nhờ các mạch cộng hưởng và hiệu suất cao hơn các mạch khuếch đại Lớp A, B và AB.
- Amplifier Lớp (class) D: hay còn gọi là các mạch khuếch đại điều biến độ rộng xung, Ampli class D sử dụng kỹ thuật chuyển mạch để đạt hiệu suất rất cao, trên 80% và có thể đạt tới 97% ở mức đỉnh. Vì vậy lượng tổn hao trên tầng khuếch đại là cực ít, điều này lý giải tại sao với class D thì không cần lượng nhôm tản nhiệt quá lớn, trọng lượng máy nhẹ. Trước đây, class D được sử dụng trong các mạch khuếch đại loa siêu trầm vì giới hạn của băng thông và khả năng không gây méo dạng, sau này các tiến bộ kỹ thuật chất bán dẫn đã cho phép chế tạo các mạch khuếch đại có độ trung thực cao, dải tần rộng, với tỷ số nhiễu trên tín hiệu và hệ số méo dạng thấp tương đương với những mạch khuếch đại tuyến tính cùng loại.
so-do-hoat-dong-cua-amplifier
Sơ đồ hoạt động của Amplifier

 
- Amplifier ​Các lớp khác 
+ Còn vài loại mạch khuếch đại class khác, mặc dù nó chỉ là biến thể của các  class ban đầu. Thí dụ như mạch khuếch đại class H và class G được xem như biến thể của độ lớn nguồn cung cấp (theo dạng bước hoặc liên tục) tùy thuộc vào tín hiệu đầu vào. Lượng tiêu tán nhiệt có thể giảm bớt, do điện áp rơi trên các linh kiện thấp. Loại này có thể kết hợp với các lớp kinh điển. Các mạch khuếch đại kiểu này thường phức tạp và thường chỉ sử dụng cho một số ứng dụng đặc biệt, thí dụ như trong các tầng công suất rất lớn. 
+Tương tự như vậy, các mạch khuếch đại class E và class F thường được mô tả trong các tài liệu cho các ứng dụng tần số vô tuyến khi hiệu suất của các lớp truyền thống thay đổi so với những giá trị thực tế. Các lớp này sử dụng các mạch điều hướng bậc cao ở mạng đầu ra, để tăng cường hiệu suất, và có thể xem như hậu duệ của Lớp C do các đặc tính góc dẫn của chúng.


Theo chế độ hoạt đông của Amplifier với hệ thông âm thanh gia đình chúng ta chỉ cần quan tâm tới Amplifier lớp B, AB, D,.. là ổn rồi

Kinh nghiệm lựa chọn mua Amplifier cho hệ thống âm thanh

Ampli được biết đến với hàng loạt các ứng dụng trong kỹ thuật truyền phát âm thanh, hai ứng dụng lớn nhất là ứng dụng ampli với loa và với tai nghe.
- Với loa khi bạn chon ampli bạn cần chọn ampli có công suất lớn gấp đôi công suất của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn công suất của loa thì loa và ampli mới hoạt động tốt nhất. 
- Kiểm tra độ mạnh của amply người ta nghe phần trình diễn tiếng bass nếu tiếng bass bị lỏng hay bị chậm thì ampli của bạn không đủ công suất so với loa. 
- Kiểm tra độ căng của ampli thì bạn cần nghe tốc độ cũng như chiều sâu của âm lượng khi âm lượng tăng.

Với những thiết kế công nghệ khác nhau của Amplifier thì chúng có những ứng dụng khác nhau trong cuộc sống, hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho các bạn có Kinh nghiệm lựa chọn mua Amplifier cho hệ thống âm thanh và các thiết bị âm thanh được tốt nhất. Nếu còn băn khoăn về điêu gì về Amplifier cũng như hệ thống âm thanh, Xin vui lòng liên hệ Hải Hưng để có hệ thống âm thanh tốt nhất.